Vi phạm quy định pháp luật về đối thoại doanh nghiệp sẽ bị xử phạt ra sao?

0
147

Trong mối quan hệ lao động, việc đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động là việc vô cùng cùng quan trọng để giải quyết các vấn đề trong lao động.

đối thoại
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Trần Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Đối thoại là gì?

Đối thoại được hiểu là hình thức đối đáp, trao đổi giữa hai hay nhiều người trong một cuộc hội thoại nhằm truyền đạt tư tưởng, ý kiến, quan điểm của các nhân vật trong cuộc hội thoại. Theo đó, thông thường các nhân vật đối thoại sẽ sử dụng công cụ ngôn ngữ thể hiện bằng lời nói để truyền đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá nhân không thể sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói thì có thể truyền đạt đến đối tượng trong cuộc hội thoại bằng hành vi như: cử chỉ, ký hiệu, ngôn ngữ viết…

Như vậy, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh trên thực tế mà đối thoại mang ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù đối thoại mang hàm nghĩa nào thì bản chất của đối thoại vẫn là việc trao đổi, tranh luận giữa 02 chủ thể trở lên bằng những hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau.

Đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Cũng tương tự như đối thoại thông thường, đối thoại tại nơi làm việc cũng mang tính chất trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể với nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt của đối thoại thông thường và đối thoại tại nơi làm việc là đối thoại tại nơi làm việc chỉ được xảy ra trong quan hệ lao động, tức giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Theo Điều 63 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về khái niệm đối thoại nơi làm việc như sau:

“1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”

Như vậy, có thể thấy, mục đích của việc đối thoại tại nơi làm việc là nhằm hướng tới việc củng cố, tăng cường lợi ích của các bên trong mối quan hệ lao động trong khuôn khổ pháp luật. Đối thoại tại nơi làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu suất trong công việc đối với người sử dụng lao động và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động được ghi nhận công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, điều này còn giúp người lao động mạnh dạn thể hiện khả năng tranh luận giành quyền lợi chính đáng trong công việc, cũng như để người sử dụng lao động hiểu rõ tâm tư tình cảm của người lao động. Từ đó, mối quan hệ lao động được thắt chặt, nâng cao chất lượng công việc và tạo ra giá trị thặng dự trong sản xuất, kinh doanh.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm của người lao động là mức tiền lương tối thiểu của người lao động khi đến kỳ nhận lương

Quy định của pháp luật về mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

Điều 63 Bộ luật lao động năm 2019 quy định định nghĩa là đối thoại tại nơi làm việc trong có ghi nhận rõ mục đích đối thoại tại nơi làm việc là nhằm chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Cũng theo quy định trên, có thể thấy, hình thức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động là việc tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp tại nơi làm việc như sau:

  • Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
  • Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
  • Khi có vụ việc quy định theo Bộ luật này.

Xử phạt hành chính nếu vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP thì vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì bị xử lý như sau:

(i) Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật;
  • Không bố trí địa điểm và đảm bảo các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.

(ii) Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.

Bạn đọc có thể quan tâm thêm về việc giao kết hợp đồng lao động

Một số câu hỏi thường gặp

Điều kiện để tham gia đối thoại hiệu quả

Để việc tham gia đối thoại được hiệu quả thì cần có một số điều kiện cơ bản sau:

  • Người lao động được đảm bảo quyền tự do thương lượng tập thể và tự do về công đoàn.
  • Người sử dụng lao động phải có thiện chí khi thương lượng, đối thoại với người lao động và tạo điều kiện hoạt động tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn tại nơi làm việc.

Đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc không?

Tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi:

  • Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
  • Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
  • Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp được quy định trên.

Mời bạn đọc truy cập Luật hành chính để xem thêm những thông tin liên quan về lĩnh vực hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây