Hình thức xử phạt khi vận chuyển bưu phẩm, hàng cấm nhập khẩu

0
262

Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập ngày cang sâu rộng. Điều đó không chỉ mang đến cho đất nước ta những thời cơ, mà đất nước ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong nhiều lĩnh vực. Để đảm bảo kinh tế xã hội phát triển ổn định, giữ vững an ninh quốc phòng, dảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Việc kiểm soát chất lượng hành hóa ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, Chính phủ đã cho ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài kèm theo Danh mục các loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu vi phạm các hành vi vận chuyển bưu phẩm cấm nhập khẩu, người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Việc vận chuyển các hàng hóa cấm bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền hoặc các hình thức phạt bổ sung khác. Cụ thể, theo Điều 23, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ thì sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách (Điểm a, Khoản 6, Điều 23, Nghị định trên). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (Điểm b, Khoản 7, Điều 23, Nghị định 171/2013/NĐ-CP). Ngoài hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm, hành vi vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng hoặc nơi dễ xảy ra nguy hiểm; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải thực hiện đúng các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, bảo vệ môi trường; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.”

Không những bị xử phạt vi phạm hành chính mà những hành vi vận chuyển hàng cấm nhập khẩu còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này được ghi nhận cụ thể tại Khoản 1, Điều 155, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. Cụ thể:

“Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

Mong rằng, với những quy định trên, chúng ta có thể đẩy lùi các tác hại mà các hàng hóa cấm nhập khẩu gây ra cho xã hội Việt Nam, khi mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đang muốn đẩy các chất thải công nghiệp nguy hại ra khỏi lãnh thổ của đất nước họ.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây