Thủ tục tạm xuất tái nhập như thế nào đối với hàng cấm nhập khẩu?

0
265

Tóm tắt câu hỏi:

Bên công ty tôi có 1 lô hàng muốn tạm nhập tái xuất để giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam (tạm nhập tái xuất ko thuế), hàng đã qua sử dụng và mã HS là 9022 thuộc danh mục hàng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu của bộ công thương vậy nhờ quý công ty tư vấn giúp cho – liệu bên công ty tôi có được làm thủ tục tạm nhập tái xuất để giới thiệu sản phẩm ko? – nếu được làm thủ tục tạm nhập tái xuất thì thủ tục xin cấp phép tại bộ công thương như thế nào và cần những giấy tờ gì? xin cấp phép bằng hồ sơ giấy hay cấp phép tự động. Xin cám ơn quý công ty?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Khoản  5 Điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định như sau:

“5. Đối với hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được phép tạm xuất để sửa chữa, bảo hành với điều kiện hàng hóa đó còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Thủ tục tạm xuất, tái nhập giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.”

Như vậy, hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được phép tạm xuất để sửa chữa, bảo hành với điều kiện hàng hóa đó còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Trong trường hợp hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu công ty sẽ không được phép tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm.

Theo quy định tại Thông tư 05/2014/TT-BTC quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tái xuất, tái xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa như sau:

“Điều 18. Hồ sơ cấp Giấy phép

Hồ sơ xin cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép gồm:

1. Đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Mã số tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;

d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.

2. Đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

d) Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa đó: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

3. Đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

4. Đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

đ) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.

Điều 19. Thủ tục cấp giấy phép

1. Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.

2. Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.

4. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu quy định tại Chương này.

5. Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, Bộ Công Thương chỉ xem xét cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất cho các doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.”

Trong trường hợp được tạm nhập, tái xuất bạn có thể căn cứ vào quy định trên để tiến hành thủ tục xin tạm nhập, tái xuất.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây