Làm việc trong biên chế có ưu điểm như thế nào?

0
308

Công chức, viên chức là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước với chế độ và tiền lương do Nhà nước quy định. Nếu như những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước có chế độ làm việc theo các loại hợp đồng với thời hạn do các bên thỏa thuận thì những cán bộ, công chức, viên chức này lại làm việc với hình thức biên chế. Vậy, làm việc theo hình thức biên chế được hưởng những chế độ gì?

Giải quyết chế độ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định của pháp luật về công chức, viên chức

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019): 

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Quy định về biên chế đối với công chức, viên chức

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 35 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế: 

Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.

Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định.

Thứ hai, đối với viên chức, theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các hình thức làm việc của cán bộ, công chức, viên chức

Chế độ làm việc của công chức theo quy định

Công chức được tuyển dụng để làm việc theo biên chế với chế độ làm việc không xác định thời hạn. Do đó, công chức chỉ kết thúc chế độ làm việc khi thuộc các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, công chức thôi việc trong các trường hợp quy định tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sau:

(i) Do sắp xếp tổ chức;

(ii) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

(iii) Trường hợp công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác

Thứ hai, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019

Chế độ làm việc của viên chức theo quy định

Khác với công chức, viên chức làm việc theo biên chế nhà nước theo các loại hợp đồng làm việc quy định tại Điều 25 Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức Luật Viên chức sửa đổi 2019), cụ thể như sau:

(i) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ các trường hợp sau:

Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

(ii) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Chế độ quyền lợi của  công chức, viên chức

Khi làm việc theo biên chế, công chức, viên chức có những quyền sau đây:

Quyền của công chức theo quy định

Thứ nhất, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ như:

(i) Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

(ii) Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

(iii) Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

(iv) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

(v) Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Thứ hai, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Thứ bacông chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Thứ tư, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật về quyền của viên chức

Thứ nhất, viên chức được pháp luật bảo đảm quyền khi hoạt động nghề nghiệp, cụ thể:

(i) Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

(ii) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

(iii) Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

(iv) Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

(v) Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

(vi) Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

(vii) Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, viên chức được đảm bảo về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

(i) Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

(ii) Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

(iii) Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, viên chức được đảm bảo về quyền nghỉ ngơi, theo đó:

(i) Viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

(ii) Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

(iii) Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

(iv) Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ tư, viên chức được đảm bảo các quyền về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như:

(i) Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(ii) Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

(iii) Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Thứ năm, ngoài những quyền được nêu ở trên, viên chức còn được đảm bảo những quyền khác khi làm việc trong biên chế như quyền được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây