Những quy định về mức phạt vi phạm hành chính thuế mới nhất

0
99

Trong khoa học pháp lý, vi phạm pháp luật có thể hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật, do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện với một lỗi xác định do cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại đến lợi ích chung nên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Từ đó, có thể định nghĩa vi phạm pháp luật về thuế là hành vi làm trái với các quy định pháp luật về thuế do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Trong bài viết này giúp bạn tìm hiểu những quy định về mức phạt vi phạm hành chính thuế mới nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Những quy định về mức phạt vi phạm hành chính thuế mới nhất
Những quy định về mức phạt vi phạm hành chính thuế mới nhất

Tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn bao gồm:

Đối tượng đầu tiên là người nộp thuế hoặc các cá nhân, tổ chức được người nộp thuế ủy quyền thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Đối tượng thứ hai là tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Đối tượng thứ ba là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Đối tượng thứ tư bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là những đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập mà có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Đối tượng thứ năm là các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Đối tượng thứ sáu là tổ chức hoặc doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Đối tượng thứ bảy là cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Đối tượng cuối cùng là các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Phạt vi phạm hành chính thuế theo quy định của pháp luật hiện hành
Phạt vi phạm hành chính thuế theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:

Quy trình để thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế thuế, hóa đơn

Thông thường nếu như tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ một số trường hợp sau:

+ Tại cùng một thời điểm mà người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

+ Tại cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị Định 125/2020/NĐ-CP đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

Còn mức phạt tiền để áp dụng đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân

Trong trường hợp người nộp thuế vi phạm mà vừa có tình tiết tăng nặng lại vừa có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ áp dụng nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Còn về mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp nếu có tình tiết giảm nhẹ thì với mỗi tình tiết sẽ được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Còn trong trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt đó. Tuy vậy nhưng nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt nữa.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây