Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội mới nhất

0
349

Bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến khái niệm và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để mọi người có đầy đủ thông tin, kiến thức về vấn đề nêu trên.

quản lý nhà nước
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp, cá nhận nào cũng phải né tránh, nên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp, người lao động. Về bản chất bảo hiểm xã hội không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội của nhà nước mà còn đảm bảo cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia.

Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, vì vậy để ngăn chặn những hành vi vi phạm này để bảo vệ quyền lợi của người lao động mà nhà làm luật đã đưa ra những chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, theo đó Điều luật ghi nhận về Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động và người lao động. Như vậy, khi người sử dụng lao động và người lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ phải chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thứ nhất, mức xử phạt vi phạm hành chính do người lao động không đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Thực tế cho thấy, ở những doanh nghiệp nhỏ, hay những doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì việc vận động người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là rất khó. Bởi đa số người lao động đều muốn nhận hết tiền lương hàng tháng được hưởng mà không muốn trích một phần để đóng bảo hiểm xã hội. Xét về bản chất thì những người lao động làm việc ở nông thôn thì mức lương của họ không cao cộng với việc chi tiêu hàng ngày lớn, vì vậy nếu hàng tháng họ phải trích một khoản tiền ra để đóng bảo hiểm xã hội thì lương của họ sẽ không đủ chi tiêu hay sinh hoạt sao cho đủ một tháng.

Mặc dù hiện nay nhà nước đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội nhưng những hỗ trợ ấy vẫn không đủ để họ chi tiêu sinh hoạt hằng ngày hay thay đổi nhận thức của người lao động. Lý do trên không phải là nguyên nhân duy nhất để xác định người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng nó là nguyên nhân chủ yếu mà người lao động không đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, nhà làm luật cần phải đưa ra những chính sách thúc đẩy, vận động người dân hơn nữa để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ để không ảnh hưởng tới quyền lợi của họ khi về già

Thứ hai, mức xử phạt vi pham hành chính do người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt người sử dụng lao động như sau: phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Đối với trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải trả lương và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đầy đủ. Vì vậy, khi người sử dụng không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là một hành vi vi phạm pháp luật và cần phải đưa ra mức xử phạt hành chính nhằm răn đe, ngăn chặn những doanh nghiệp khác không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. 

Khi người sử dụng lao động và người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì buộc phải khắc phục hậu quả như sau:

(i) Bắt buộc truy thu lại số tiền bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ phải đóng, số tiền bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với cả người lao động và lẫn người sử dụng lao động;

(ii) Bắt buộc đóng phạt số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ phải đóng, số tiền bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm của người sử dụng lao động

Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh. Tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà chế tài xử phạt do không đóng bảo hiểm xã hội sẽ khác nhau, trường hợp nặng nhất thì người sử dụng lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của mình.

Việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội, bảo vệ quyền lợi cho bên bị thiệt hại và nhằm cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây