Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

0
50

Nội dung quản lí nhà nước về đối ngoại rất đa dạng, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trong lĩnh vực đối ngoại, Bộ ngoại giao là cơ quan thực hiện quản lí nhà nước một cách toàn diện mà hoạt động chính trị đối ngoại là nôi dung quan trọng nhất.

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi và nguồn lực về vốn, viện trợ phát triển, công nghệ và kinh nghiêm quản lí phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Quản lí nhà nước về kinh tế đối ngoại chủ yếu do Bộ công thương và Bộ kế hoạch và đầu tư tiến hành. Vì vậy, nội dung quản lí nhà nước về đối ngoại được thể hiện tập trung nhất thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao, Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư.

Nội dung quản lí nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện bao gồm những hướng cơ bản sau:

1 – Đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước

Đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước được tiến hành thông qua những hình thức sau đây:

– Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao vói các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

– Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

– Đề xuất để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới và đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế.

– Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế (trừ trường hợp nêu ở trên); người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.

2 – Lễ tân nhà nước và quản lí hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Bộ ngoại giao thực hiện quản lí nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đậi, miễn trừ ngoại giao; hướng dẫn, quản lí việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao của Nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hôi nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam.

Bộ ngoại giao quản lí hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; quản lí các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng kí của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

3 – Xây dựng và thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

Những hoạt động cụ thể theo hướng này bao gồm:

– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; chiến lược, quy hoach, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, chương trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lí nhà nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ.

– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các vãn bản đó.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, mục tiêu quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ.

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại
Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

4 – Công tác điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế

Bộ ngoại giao thực hiện quản lí nhà nước về công tác điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế với những nội dung cụ thể như kiểm tra các đề xuất đàm phán, kí, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, ngành, cơ quan trước khi trình Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất với Chính phủ về việc kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ; tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lí nhà nước về điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế theo quy định của Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Pháp lệnh kí kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.

5 – Công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá và thông tin đối ngoại

Công tác ngoại giao kinh tế bao gồm: Xây dựng quan hộ chính trị và khung pháp lí song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp, tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lí các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính

phủ; chủ trì, phối hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế; chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành và tổ chức có liên quan nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác ngoại giao văn hoá, Bộ ngoại giao có nhiệm vụ xây dựng cơ sở pháp lí và chính sách về công tác ngoại giao văn hoá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lí và triển khai công tác ngoại giao văn hoá ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; chủ trì các hoạt động của Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đảm nhiệm các chức nâng Chủ tịch và Ban thư kí Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại
Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

Trong công tác thông tin đối ngoại, Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ thồng tin và truyền thông quản lí hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; chủ trì theo dõi, nghiên cún, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại; phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; quản lí và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo nhà nước và Bộ ngoại giao; quản lí hệ thống trang tin điện tử của Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo nhà nước, Bộ ngoại giao và tình

phủ; chủ trì, phối hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và tổ chức có liên quan nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác ngoại giao văn hoá, Bộ ngoại giao có nhiệm vụ xây dựng cơ sở pháp lí và chính sách về công tác ngoại giao văn hoá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lí và triển khai công tác ngoại giao văn hoá ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; chủ trì các hoạt động của Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đảm nhiệm các chức nâng Chủ tịch và Ban thư kí Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Xem thêm: Hoạt động đối ngoại và những vấn đề cần lưu tâm

Trong công tác thông tin đối ngoại, Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông quản lí hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại; phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; quản lí và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mòi của lãnh đạo nhà nước và Bộ ngoại giao; quản lí hệ thống trang tin điện tử của Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo nhà nước, Bộ ngoại giao và tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong pháp luật Việt Nam

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây