Phân biệt văn phòng công chứng và phòng công chứng chi tiết nhất

0
132

Phòng công chứng và văn phòng công chứng là hai tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại Luật Công chứng năm 2014. Tuy nhiên thì rất ít người có thể phân biệt được hai tổ chức này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt văn phòng công chứng và phòng công chứng chi tiết nhất. 

Văn phòng công chứng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điểm giống nhau

Hai tổ chức hành nghề công chứng này đều có điểm chung về tính chất hoạt động, đó là đều thực hiện các công việc công chứng như: chứng nhận tính hợp pháp và tính xác thực của hợp đồng hoặc các giao dịch khác bằng văn bản mà pháp luật bắt buộc phải công chứng hoặc tổ chức hoặc cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng. 

Điểm khác nhau

Tiêu chí  Phòng công chứng  Văn phòng công chứng 
Địa vị pháp lý  Được thành lập bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở tư pháp. Tổ chức hành nghề công chứng này có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Là tổ chức dịch vụ công, thay mặt nhà nước thực hiện chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch. Có con dấu và tài khoản riêng theo hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính. Nguồn thu từ phí công chứng hoặc thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. 

Được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh. 

Tên gọi  tên gọi phải đi kèm với cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập, tên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức này thành lập Tên gọi phải đi kèm với cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng do các công chứng viên hợp dnah của văn phòng thỏa thuận nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác.

Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

Tổ chức, hoạt động  Loại hình tổ chức hành nghề công chứng này có thể bao gồm các công chức và viên chức được hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng phòng công chứng. 

Phải có từ 02 công chứng viên trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. 

Các thành viên hợp danh cùng nhau thỏa thuận, tự bầu trưởng văn phòng theo quy định của pháp luật liên quan đến loại hình công ty hợp danh. 

Nguyên tắc thành lập  Chỉ được thành lập tại các địa bàn mà chưa có điều kiện phát triển văn phòng công chứng Tổ chức hành nghề công chứng này được thành lập ở các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ. 
Chủ thể thành lập  Ủy ban nhân dân tỉnh  Các công chứng viên hợp danh đăng ký thành lập. Không bị phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân
Căn cứ thành lập  – Nhu cầu công chứng tại địa phương lập đề án thành lập phòng công chứng. 

Đề án cần nêu rõ sự cần thiết thành lập tổ chức hành nghề công chứng này, tên gọi, tổ chức dự kiến, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện về vật chất và kế hoạch triển khai. 

Phải có hồ sơ đề nghị thành lập gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. 

Hồ sơ bao gồm: đơn đề nghị thành lập, đề án thành lập nêu rõ sự cần thiết và dự kiến về tên gọi tổ chức, điều kiện vật chất, bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập tổ chức hành nghề công chứng này. 

Người đại diện  Trưởng phòng công chứng – công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trưởng Văn phòng  phải là công chứng viên hợp danh của và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Người thực hiện công chứng  Là công chứng viên hoặc có thể không là công chứng viên Bắt buộc là công chứng viên 
Chuyển đổi, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.  -Chuyển đổi: Trong trường hợp không cần thiết để duy trì thì Sở Tư pháp thực hiện lập đề án chuyển đổi loại hình tổ chức hành nghề công chứng đồng thời trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

– Giải thể:  Đối với trường hợp không có khả năng chuyển đổi  thành văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp thực hiện lập đề án để giải thể loại hình tổ chức hành nghề công chứng này đồng thời trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định

– Chuyển đổi: không được chuyển đổi thành phòng công chứng

– Chấm dứt hoạt động: chấm dứt hoạt động nếu thuộc trong các trường hợp sau đây:

  • Tự mình chấm dứt hoạt động;
  • Bị nhà nước thu hồi quyết định cho phép thành lập;
  • Bị hợp nhất, bị sáp nhập:

+ Hợp nhất Hai hoặc một số văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành một văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng bị hợp nhất.

Sáp nhập Một hoặc một số văn phòng công chứng vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng  nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của văn phòng  bị sáp nhập.

Chuyển nhượng  Không được phép chuyển nhượng  Có thể chuyển nhượng cho các công chứng viên khác nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tuy nhiên chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 2 năm.

 Trên đây là điểm giống và khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng. Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc về phân biệt 2 tổ chức hành nghề công chứng này. Nếu bạn quan tâm đến các thủ tục hành chính nói chung và hoạt động công chứng nói riêng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên trang luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây