Phân tích quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội

0
583

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với nhà nước và trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là Tổ chức xã hội ?

Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổ chức xã hội ở đây được hiểu là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân nhằm đạt được mục đích cụ thể, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước.

(i) Nhà nước với các tổ chức xã hội:

+ Cho phép hay bác bỏ đề nghị thành lập tổ chức xã hội;

+ Chấm dứt hoạt động của các tổ chức xã hội khi có những căn cứ xác định.

(ii) Các tổ chức xã hội với nhà nước:

Đảng lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội: Các tổ chức xã hội khác chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển;

Được cơ quan nhà nước đảm bảo về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển;

Có thể được nhận sự giúp đỡ về tài chính như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ.

Được đề cử giới thiệu thành viên của tổ chức mình tham gia vào các vị trí trong cơ quan nhà nước như ĐCSVN, Đoàn TNCS HCM…

Đặc biệt, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trọng việc giới thiệu, bầu cử, tổ chức bầu cử các thành viên trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội).

Xem thêm: Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

Tổ chức bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các bản Hiến pháp

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

(i) Quyền đóng góp ý kiến cho các dự thảo pháp luật của nhà nước.

Mục đích: chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án này; thay mặt những thành viên trong tổ chức xã hội phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng để nhà nước xem xét khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Ý nghĩa: đảm bảo mở rộng dân chủ, giảm bớt những sai lầm, thiếu xót trong hoạt động ban hành pháp luật; tăng cường tính khả thi của pháp luật; góp phần làm cho pháp luật được thực hiện tốt hơn trong thực tế.

(ii) Cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liên tịch. Ví dụ: Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác.

(iii)  Quyền trình dự án luật.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực thực hiện pháp luật.

(i) Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi có liên quan đến mình;

(ii) Tham gia giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội;

Quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua các phong trào quần chúng, sinh hoạt tập thể

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây