Phương pháp nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự

0
18

Phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự cũng như các khoa học khác chính là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-xít. Trên cơ sở của phương pháp luận đó, trong khoa học điều tra hình sự hình thành một hệ thống các phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp chung và các phương pháp chuyên ngành.

1- Phương pháp chung

Các phương pháp chung của khoa học điều tra hình sự là các phương pháp được sử dụng trong tất cả các khoa học khác, trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau. Khoa học điều tra hình sự sử dụng những phương pháp đó nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của mình và phù hợp với đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu đặc trưng của nó. Các phương pháp chung của khoa học điều tra hình sự bao gồm:

– Phương pháp quan sát.

Trong khoa học điều tra hình sự, đối tượng quan sát đặc trưng là các vật thể, các dấu vết của tội phạm, tình trạng của chúng; con người với các dấu hiệu bên ngoài, các dấu hiệu biểu hiện tâm lý bên trong; các hiện tượng sinh ra trong quá trình thực nghiệm và kết quả của nó…

Quản lý nhà nước về đối ngoại

    Phương pháp đo đạc.

Đối tượng của phương pháp này là các thuộc tính khác nhau của các vật thể, số lượng, kích thước, trọng lượng, nhiệt độ của chúng; khoảng cách giữa các vật, các điểm, giới hạn của không gian; vận tốc chuyển động của các vật nói chung hoặc trong những điều kiện nhất định V.V.. Khi đo đạc thường phải sử dụng các phương tiện, dụng cụ chuyên dùng.

    Phương pháp mô tả.

Mô tả là phương tiện thể hiện kết quả của phương pháp quan sát, đo đạc, đồng thời là phương tiện để ghi nhận lại những thông tin thu được từ các phương pháp này. Do vậy, khi mô tả cần ghi nhận đầy đủ tất cả các dấu hiệu của đối tượng (cả những dấu hiệu chủ yếu và thứ yếu) để có thể hình dung đầy đủ về đối tượng đó.

    Phương pháp so sánh.

Trong khoa học điều tra hình sự, đối tượng của phương pháp này là những tình tiết thực tế và nguồn của chúng trong đó có những cấu tạo vật chất như đồ vật, hậu quả và các hành động; các hình ảnh trong ý thức; các quan niệm và khái niệm; kết luận và nhận định.

Phương pháp thực nghiệm.

Phương pháp thực nghiệm thường được áp dụng khi tiến hành thực nghiệm điều tra, trong hoạt động giám định. Tính chính xác của thực nghiệm được bảo đảm bằng việc thiết lập những điều kiện, hoàn cảnh phù hợp với thực tế khách quan, được lặp lại nhiều lần và tiến hành một cách thận trọng.

Quản lý nhà nước về đối ngoại

Phương pháp mô hình hoá.

Là việc sử dụng mẫu của các đồ vật, thiết bị, hệ thống được chuẩn bị để tái hiện lại đối tượng cần nghiên cứu và có thể thay thế chúng trong quá trình nghiên cứu.

Trong khoa học điều tra hình sự, phương pháp này thường được sử dụng vào các hoạt động như xây dựng các giả thuyết điều tra, kế hoạch hoá điều tra, tiến hành các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra…

Xem thêm: tội loạn luân

Xem thêm: hệ thống của khoa học điều tra hình sự

2 –  Các phương pháp khác

Ngoài nhóm phương pháp trên, trong khoa học điều tra hình sự còn có các phương pháp chuyên ngành. Các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở các phương pháp chung của khoa học điều tra hình sự.

Các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự là các phương pháp xuất hiện và được sử dụng chỉ trong khoa học điều tra hình sự hoặc trong một số khoa học khác. Trong thực tế, một số phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự được các khoa học khác sử dụng. Ngược lại, khoa học điều tra hình sự cũng sử dụng nhiều phương pháp của các khoa học khác trong việc nghiên cứu các đối tượng của mình.

Phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự dựa trên cơ sở của lý luận điều tra hình sự hoặc biến đổi phương pháp nghiên cứu của một khoa học khác thành phương pháp riêng của khoa học điều tra hình sự. Như vậy, các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự có thể chia thành hai nhóm chính sau: nhóm thứ nhất bao gồm những phương pháp chuyên ngành của chính khoa học điều tra hình sự; nhóm thứ hai là những phương pháp của các khoa học khác được khoa học điều tra hình sự sử dụng để nghiên cứu các đối tượng cụ thể của mình.

Nguồn hình thành các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự có thể từ các khoa học tự nhiên, xã hội cũng như tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tùy từng bộ phận cấu thành trong khoa học điều tra hình sự mà sử dụng các phương pháp chuyên ngành khác nhau. Các phương pháp này có thể nằm ngay trong các bộ phận của khoa học điều tra hình sự như kỹ thuật hình sự (ảnh hình sự, dấu vết súng đạn, đường vân, tự dạng) hoặc trong các hoạt động điều tra và phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm cụ thể. Tất cả các phương pháp đó tạo thành một hệ thống các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự.

Tổng hợp từ nguồn: Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây