Quản lý việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo

0
29

1. Khái quát

Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó. Cụ thể là chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.

Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài. Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ cũng được sử dụng ổn định lâu dài. Nhà, đất và các tài sản khác đã được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng do thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tặng, hiến cho Nhà nước thì đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ sở thờ tự của tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước để sử dụng vào các việc công ích (trường học, bệnh viện, cơ sở từ thiện nhân đạo…) thì không đặt vấn đề trả lại. Cơ sở thờ tự của các tổ chức tôn giáo cho mượn có thời hạn đến khi hết thời hạn thì phải trả lại cho tổ chức tôn giáo đó. Nếu có nhu cầu sử dụng tiếp phải thoả thuận với các tổ chức tôn giáo. Khi trả lại phải giải quyết thỏa đáng lợi ích của các bên liên quan theo chính sách, pháp luật hiện hành.

Ảnh minh họa
Secretary woman holding a tablet computer and smile on face.

2. Quy định về cải tạo, nâng cấp di sản văn hóa 

Tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh được cử chức sắc, nhà tu hành tham gia Ban quản lý di tích khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Việc cải tạo, nâng cấp cơ sở tôn giáo loại này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá và pháp luật có liên quan. Cụ thể là:

  • Khu vực I phải bảo tồn nguyên trạng mọi yếu tố gốc còn lại. Nghiêm cấm bất cứ một sự thay đổi, bổ sung mới dù những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.

Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở là nhỏ nhất. Trường hợp có trùng tu di tích phải theo đúng kiểu mẫu cũ;

  • Khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I có thể xây dựng được tượng đài, bia, tháp hoặc các công trình văn hoá khác nhằm mục đích tôn tạo khu di tích, thắng cảnh.
  •  Khu vực III là khung cảnh thiên nhiên và thắng cảnh của di tích có thể xây dựng thêm những công trình dịch vụ như nhà tiếp khách, nhà văn hoá hoặc vườn hoa, công viên nhưng phải đảm bảo sự hài hòa trong không gian của di tích thắng cảnh;

Nhà nước cho phép tu sửa cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hỏng, xuống cấp. Những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mà trước đây cơ quan nhà nước đã mượn sử dụng vào việc khác, nay cần xem xét nếu sử dụng không đúng thì trả lại cho tổ chức tôn giáo hoặc người chủ trì cơ sở ấy. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã bị chiến tranh hoặc thiên tai tàn phá, khi các chức sắc tôn giáo yêu cầu thì có thể xem xét cho phép xây lại trên cơ sở các quy định của Luật đất đai và các quy định về quản lí xây dựng. Trong việc xây dựng, sửa chữa các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo không được huy động dân góp tiền của, sức lực quá nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, tôn giáo không phải là di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và khu vực xung quanh thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, người đại diện cơ sở tín ngưỡng hoặc tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã sở tại, trong đó nêu rõ lý do, thời gian, các hạng mục công trình, phạm vi và mức độ sửa chữa. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, việc khôi phục công trình bị hoang phế, bị huỷ hoại do chiến tranh, thiên tai, rủi ro; việc tạo lập cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo (nhà, tượng, bia, đài, tháp và các công trình nhằm mục đích tín ngưỡng, tôn giáo) phải được sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng phải có sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp huyện; khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tôn giáo phải có sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Việc di dời các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo do yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội phải được trao đổi trước với người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.

Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tổ chức quyên góp phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với uỷ ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp. Nhà nước nghiêm cấm lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.

Xem thêm: Quan hệ pháp luật hành chính

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây