Quản lý hoạt động tôn giáo

0
30

1. Khái quát

Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo. Người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường.

2. Đăng ký các hoạt động tôn giáo 

Hàng năm, trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng kí với uỷ ban nhân dân cấp xã chương trình hoạt động tôn giáo diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó. Nội dung bản đăng ký nêu rõ người tổ chức, dự kiến số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian diễn ra hoạt động. Nếu có sự thay đổi quan trọng trong chương trình phải báo cáo và được sự đồng ý của uỷ ban nhân dân cấp xã. Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lý) đã đăng ký hàng năm, được sự chấp thuận của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.

Những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đăng ký hàng năm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Thẩm quyền chấp thuận thuộc về:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu những hoạt động đó là hoạt động thuần tuý tôn giáo và chỉ có người trong xã, phường đến dự.
  • Uỷ ban nhân dân cấp huyện nếu có sự tham gia của tín đổ trong phạm vi một quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo cơ sở được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra đại hội, hội nghị; việc tổ chức hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo của tổ chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Ban tôn giáo Chính phủ. Đối với các trường hợp khác việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hội nghị, đại hội.

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

3. Đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường. Nội dung bản đăng ký nêu rõ người tổ chức, dự kiến số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian diễn ra hoạt động. Nếu có sự thay đổi quan trọng trong chương trình phải báo cáo và được sự đồng ý. 

Trường hợp 2: Tác động xấu đến đoàn kết, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;

Trường hợp 3: Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;

Trường hợp 4: Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

4. Hoạt động in ấn, xuất bản sản phẩm tôn giáo 

Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản các loại sách kinh, các ấn phẩm tôn giáo; được sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo. Việc in, xuất bản các loại kinh, sách và các xuất bản phẩm tôn giáo, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo thực hiện theo quy định pháp luật về in, xuất bản, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, hàng hoá.

Tổ chức tôn giáo có nhu cầu in, xuất bản các loại kinh, sách, văn hoá phẩm có nội dung tôn giáo phải đăng ký đề tài xuất bản với Nhà xuất bản tôn giáo và không được phép chuyển nhượng giấy phép xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào.

Nhà nước cấm in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành, tàng trữ sách báo, văn hoá phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.

Các tổ chức tôn giáo ở trung ương hoặc địa phương và những người thuộc các tổ chức đó muốn xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm có nội dung tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo và những hiện vật phục vụ cho công việc tôn giáo phải làm đơn xin phép trước, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của Ban tôn giáo Chính phủ (đối với tổ chức tôn giáo ở trung ương), Ban tôn giáo của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở những tỉnh không thành lập Ban tôn giáo (đối với tổ chức tôn giáo ở địa phương) thì cơ quan quản lý văn hoá sẽ cấp giấy phép xuất, nhập khẩu.

Những trường hợp xuất bản, kinh doanh, lưu hành, tàng trữ, xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm trái quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Phân biệt quản lý hành chính với một số ngành Luật khác 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây