Quy trình chuẩn bị khám xét

0
24

Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc. Quy trình chuẩn bị khám xét sẽ gồm 03 giai đoạn như sau:

1 – Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình hình khác có liên quan đến quyểt định khám xét

Hoạt động khám xét chỉ được tiến hành khi có căn cứ được quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, trước khi quyết định khám xét, điều tra viên cần nghiên cứu kỹ những tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thu thập bằng các hoạt động điều tra và những tài liệu trinh sát để xác định căn cứ khám xét. Trong trường hợp cần thiết, có thể phải tiến hành các biện pháp điều tra khác như hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng… để thu thập bổ sung hoặc kiểm tra những tài liệu làm căn cứ khám xét.

Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ các tình hình khác liên quan đến quyết định khám xét như nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, các chính sách khác có liên quan đến đối tượng khám xét, tình hình hoạt động của bọn tội phạm trên địa bàn, ý thức chấp hành pháp luật và nguyện vọng của quần chúng nhân dân nơi tiến hành khám xét v..v..

Xem thêm: Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của khám xét

Quy trình chuẩn bị khám xét

2 – Nghiên cứu đối tượng khám xét

Theo quy định của pháp luật, đối tượng khám xét bao gồm: người; chỗ ở, địa điểm; thư tín, điện túi, bưu kiện, bưu phẩm. Việc nghiên cứu kỹ các đặc điểm của đối tượng khám xét tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra trong việc xác định phương pháp khám xét, dự kiến thành phần lực lượng cần huy động, các phương tiện cần thiết, những tình huống phức tạp có thể xảy ra khi khám xét và các biện pháp giải quyết phù họp v.v.. Cụ thể:

  • Khi cần khám xét người, phải xác định được đặc điểm nhận dạng của đối tượng, nắm vững đặc điểm tâm lý, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, đi lại, mối quan hệ gia đình, xã hội… của đối tượng.
  • Khi cần khám xét chỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc phải xác định được địa chỉ chính xác của ngôi nhà, căn phòng hay địa đỉểm cần khám xét; đậc đỉểm cấu trúc của nó, vật liệu đã được sử dụng để xây dựng chúng; đường đến và ra khỏi nơi đó; số lượng và đặc điểm của các cửa ra vào và cửa sổ, đặc điểm bên trong của nó; số lượng và đặc điểm nhân thân của những người sống, làm việc trong đó; chế độ sinh hoạt, mối quan hệ của họ với nhau v.v..

Những tài liệu trên có thể thu thập được qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án; bản đồ địa lý, sơ đồ kiến trúc của ngôi nhà, căn phòng; thông tin do quần chúng nhân dân, công an cơ sở cung cấp; kết quả của quá trình xuống thực địa khảo sát hay sự quan sát trực tiếp của điều tra viên…

3 – Lập kế hoạch khám xét

Căn cứ vào tình hình tài liệu đã thu thập được, điều tra viên cần lập kế hoạch chi tiết cho cuộc khám xét. Trong bản kế hoạch khám xét phải làm rõ một số nội dung sau:

(i) Xác định mục đích, yêu cầu cuộc khám xét.

Phải làm rõ mục đích, yêu cầu cụ thể mà cuộc khám xét cần đạt được; đặc điểm riêng của đối tượng cần phát hiện, thu giữ, khả năng thay đổi hình dáng bên ngoài của các đối tượng đó.

(ii) Xác định thời gian tiến hành khám xét.

Thời gian tiến hành khám xét được xác định dựa trên cơ sở tài liệu đã được thu thập về đối tượng cần khám xét, quy luật sinh hoạt của đối tượng và thân nhân của họ… Thời gian khám xét phải là thời điểm cố khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện ở đìạ điểm khám xét cũng như tiến hành các hoạt động tìm tòi, lục soát của lực lượng khám xét. Khi trong một vụ án cần phải khám xét nhiều nơi của một hay nhiều đối tượng thì thời gian tiến hành các cuộc khám xét phải bảo đảm tính đồng thời, không để cho các đối tượng có điều kiện thông báo cho nhau, cất giấu, tiêu hủy những đồ vật, tài liệu có quan đến vụ án hoặc chạy ưốn. Ngoài ra, cần chú ý: “Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghì rõ lý do vào biên bản” (khoản 1 Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự).

Xem thêm: Phân tích khái niệm và phân loại thực nghiệm điều tra

Xem thêm:  Đi thực tế xem xét, thẩm định tại cho thực nghiệm điều tra 

Quy trình chuẩn bị khám xét
Cơ quan hành chính nhà nước

(iii) Dự kiến thành phần lực lượng tiến hành và tham gia khám xét.

Những người tiến hành khám xét bao gồm: Người chủ trì cuộc khám xét, người trực tiếp khám xét, kỹ thuật viên phụ trách việc chụp ảnh, quay video, người bảo vệ cuộc khám xét. Tùy trường hợp cụ thể mà xác định số lượng người tiến hành khám xét cho phù hợp.

Thành phần những người tham gia hoạt động khám xét được quy định ở các điều 193, 194,195 Bộ luật tố tụng hình sự.

(iv) Dự kiến những phương tiện cần thiết cho cuộc khám xét.

Thông thường, để hoạt động khám xét được tiến hành thuận lợi, cần chuẩn bị những loại phương tiện cụ thể sau: Phương tiện chiếu sáng; dụng cụ cạy phá, đọ đạc; những phương tiện, vật liệu để thu thập, bảo quản dấu vết, đồ vật, tài liệu thu được trong quá trình khám xét; các phương tiện để tìm kiếm; các phương tiện để ghi nhận diễn biến và kết quả khám xét; những phương tiện thông tin, liên lạc, đi lại và các vũ khí cần thiết.

(v) Dự kiến quá trình tiến hành khám xét.

Trong bản kế hoạch khám xét cần dự kiến chi tiết quá trình tiến hành một cuộc khám xét như: thời gian xuất phát của các lực lượng được huy động, thòi điểm cũng như cách thức tiếp cận đối tượng khám xét, trình tự khám xét và những phương pháp khám xét cơ bản, việc thông tin chỉ đạo, các phương án xử lý những tình huống phức tạp nảy sinh trong quá trình khám xét…

(vi) Dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra và các biện pháp giải quyết.

Cần căn cứ vào những tài liệu đã thu thập được về vụ án, về đối tượng và tình hình thực tế tại nơi tiến hành khám xét để dự kiến các tình huống phức tạp xảy ra và các biện pháp giải quyết phù hợp.

Kết quả khám xét phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị. Việc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động khám xét đạt kết quả cao. Trong trường hợp ngược lại, sẽ khó tránh khỏi lúng túng trong chỉ đạo và tiến hành khám xét hoặc vi phạm pháp luật. Sau khi lập kế hoạch khám xét, điều tra viên chủ trì cuộc khám xét phải báo cáo cho lãnh đạo phê duyệt. Hoạt động khám xét được tiến hành theo kế hoạch đã vạch ra và đồng thời cần căn cứ vào diễn biến thực tế của cuộc khám xét để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Tổng hợp từ Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây