Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

0
299

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả 2 không còn hạnh phúc bên nhau. Một trong những vấn dề cần giải quyết khi ly hôn chính là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Sau đây là tất cả thông tin mà ai cũng cần biết

Đám cưới bật nhạc
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Contents

– Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Việc pháp luật đặt ra điều này nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người con. Ly hôn không chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái. Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông mon, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi theo quy định của pháp luật.

– Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Người không trực tiếp nuôi dưỡng con có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con mà khó gì có thể hàn gắn được. Do vậy, họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống tốt nhất cho con. Bên cạnh đó, cũng có một số cha mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con. Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm nom con nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục của con sau khi cha mẹ ly hôn.

– Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây