Thẩm quyền chứng thực theo quy định hiện hành

0
257

Việc xác định thẩm quyền chứng thực thuộc UBND cấp xã, Phòng Tư pháp hay các cơ quan khác sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các loại chứng thực

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng chứng thực là gì và có bao nhiêu loại chứng thực.

Nghị định 23/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành là văn bản quy định chi tiết hơn cả về chứng thực chỉ nhắc đến 04 loại chứng thực sau:

(i) Chứng thực bản sao từ sổ gốc (Cấp bản sao từ sổ gốc) là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc;

(ii) Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;

(iii) Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực;

(iv) Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Thẩm quyền chứng thực được quy định hiện hành

Hiện nay, thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực được quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

UBND xã, phường, thị trấn

(i) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

(ii) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ chứng thực chữ ký người dịch

(iii) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

(iv) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất

(v) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở

(vi) Chứng thực di chúc

(vii) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

(viii) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở

Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

(i) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.

(ii) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

(iii) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài

(iv) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

(v) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản

Công chứng viên

(i) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

(ii) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ chứng thực chữ ký người dịch

Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

(i) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

(ii) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

(iii) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài

Lưu ý:

(i) Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực;

(ii) Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây