Thi tuyển công chức được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi nào?

0
342

Hiện nay, có hai cách thức để được tuyển dụng vào công chức là thi tuyển và xét tuyển. Trong đó việc thi tuyển công chức sẽ có nhiều thay đổi do hàng loạt quy định mới sẽ được áp dụng. Ngoài việc phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, người thi tuyển công chức bắt buộc phải trải qua 2 vòng thi: Vòng 1 thi trắc nghiệm trên máy vi tính, nếu không có điều kiện thì thi trắc nghiệm trên giấy. Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Mặc dù trong thi tuyển công chức, việc thi ngoại ngữ và tin học là yêu cầu bắt buộc ở vòng 1. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được miễn thi một trong hai môn này. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ và tin học khi thi tuyển công chức.

Tội sản xuất
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Yêu cầu đối với công chức

Yêu cầu về ngoại ngữ

Cụ thể, tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành ngày 9-10-2014, các ngạch công chức này phải đáp ứng tiêu chuẩn của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

STT Ngạch công chức Yêu cầu trình độ ngoại ngữ
1 Ngạch chuyên viên cao cấp Tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
2 Ngạch chuyên viên chính Tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
3 Ngạch chuyên viên Tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
4 Ngạch cán sự Tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

 

Trong đó, khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT chia làm 6 bậc ứng với 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp), tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR):

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam CEFR
Sơ cấp Bậc 1 A1
Bậc 2 A2
Trung cấp Bậc 3 B1
Bậc 4 B2
Cao cấp Bậc 5 C1
Bậc 6 C2

Yêu cầu tin học

Riêng môn tin học thì ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên và ngạch cán sự đều yêu cầu phải có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản nêu tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT .

Cụ thể, điều 2 Thông tư này quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và nâng cao. Trong đó, người dự thi tuyển công chức phải đáp ứng yêu cầu của tất cả các mô đun sau:

STT Mô đun Yêu cầu
1 Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01) Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản
2 Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02) Sử dụng máy tính cơ bản
3 Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03) Xử lý văn bản cơ bản
4 Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04) Sử dụng bảng tính cơ bản
5 Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05) Sử dụng trình chiếu cơ bản
6 Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06) Sử dụng Internet cơ bản

Những điều kiện được miễn thi

Điều kiện được miễn thi ngoại ngữ

Tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP, người dự thi phải thi viết hoặc thi vấn đáp 1 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức quyết định. Đặc biệt, nếu vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì sẽ thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ và không phải thi môn ngoại ngữ trong phần thi ngoại ngữ nữa.

Trong đó, khoản 1 điều 4 Nghị định này nêu rõ, người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi ngoại ngữ nếu đáp ứng điều kiện:

(i) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

(ii) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học ở cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

(iii) Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, theo quy định hiện hành, người đăng ký dự thi phải thực hiện thi theo 2 vòng và chỉ được miễn thi ngoại ngữ vòng 1 nếu thuộc một trong 3 đối tượng nêu trên.

Đáng chú ý, tại Quyết định số 69 về kế hoạch xây dựng các Nghị định quy định chi tiết Luật Cán bộ công chức sửa đổi, Bộ Nội vụ đã lên kế hoạch xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 24 năm 2010 và các văn bản sửa đổi theo hướng giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ khi thi tuyển công chức.

Điều kiện để miễn thi tin học

Căn cứ điều 8 Nghị định 24 năm 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ, theo yêu cầu của vị trí việc làm, tin học sẽ được thi ở vòng 1 với 30 câu hỏi làm trong 30 phút.

Dù vậy, không phải mọi trường hợp đều phải thực hiện mà vẫn có ngoại lệ, cụ thể: Nếu vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học ở vòng 1; Tổ chức thi trên máy tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học; Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán tin trở lên.

Nếu người dự thi trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi, thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2. Và nếu vòng 1 này được thực hiện trên máy tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh ngay sau khi làm bài xong. Đặc biệt, ở vòng này nếu thi trên máy tính thì sẽ không được thực hiện phúc khảo.

Một số lưu ý khi nộp hồ sơ thi tuyển công chức

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 14/2010/TT-BNV, hồ sơ cần chuẩn bị để thi tuyển công chức cần có các giấy tờ sau đây:

(i) Đơn đăng ký dự tuyển theo mẫu;

(ii) Bản sao giấy khai sinh;

(iii) Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ;

(iv) Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) hoặc những giấy tờ liên quan và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận;

(v) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan cùng kết quả học tập để dự thi;

(vi) Giấy khám sức khỏe của Bộ y tế trong 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ;

Nơi nộp hồ sơ thi công chức: Phụ thuộc theo địa điểm tiếp nhận hồ sơ theo thông báo của cơ quan tuyển dụng, nghĩa là phụ thuộc vào thông báo của cơ quan và nơi đăng ký dự tuyển. Có hai phương thức nộp hồ sơ là nộp hồ sơ trực tuyến và nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

Thời hạn nộp hồ sơ: thời gian nộp hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông tin đăng tuyển được ban hành trên trang thông tin điện tử của cơ quan tuyển dụng. Người ứng tuyển nên theo dõi đúng thời gian và địa chỉ nhận hồ sơ để nộp hồ sơ cho phù hợp.

Việc thi công chức, viên chức bắt buộc phải nộp lệ phí thi và căn cứ theo Nghị định 204/2010/NĐ-CP thì căn cứ vào số lượng tuyển dụng để áp dụng mức thu. Nếu số lượng tuyển dụng dưới 100 thì sẽ áp dụng mức lệ phí là 500.000 đồng/lần/thí sinh. Mức lệ phí này sẽ giảm dần khi số lượng thí sinh tăng, cụ thể từ 100 đến dưới 500 thì mức lệ phí phải nộp là 400.000 đồng/lần/thí sinh. Nếu tuyển dụng từ 500 thí sinh trở lên thì mức lệ phí sẽ là 300.000 đồng/lần/thí sinh. Các đơn vị phải chấp hành và thu theo đúng mức phí đã định, nếu đơn vị nào thu sai sẽ bị kỷ luật, kiểm điểm. Đơn vị tuyển dụng chỉ cần biết được số lượng tuyển dụng sẽ thông báo mức lệ phí cần phải đóng cho ứng viên, vì vậy người ứng tuyển cần theo dõi những thông tin này để biết được mức lệ phí và nộp theo đúng quy định.

Trình tự thực hiện:

Bước 1 – Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2 – Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan, đơn vị đăng ký dự thi

Khi đến nộp hồ sơ, nếu cá nhân đại diện cho tổ chức phải xuất trình chứng minh thư nhân dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Theo kế hoạch thi tuyển cụ thể từng năm

Bước 3 – Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

Bước 4 – Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết

Bước 5 – Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại cơ quan, đơn vị đăng ký dự thi

Một số điểm mới về điều kiện, phương thức tham gia thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức kể từ ngày 15/1/2019:

Kể từ ngày 15/12019 khi Nghị định 161/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sẽ có một số thay đổi đáng chú ý về điều kiện, phương thức tham gia thi tuyển, xét tuyển của công chức, viên chức như sau:

Khi tuyển dụng công chức, viên chức, người dự tuyển không còn bị phân biệt về loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, công lập hay ngoài công lập. 

Mở rộng điều kiện được miễn thi đối với môn Ngoại ngữ và môn Tin học trong thi tuyển công chức, viên chức, theo đó: 

(i) Trường hợp người dự thi là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì khi dự thi vào công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số cũng sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ

(ii) Đối với trường hợp miễn thi môn tin học: Ngoài trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, người tốt nghiệp tin học hoặc toán – tin từ trung cấp trở lên cũng sẽ được miễn thi.

Kết luận: Các trường hợp nêu trên được miễn thi ngoại ngữ và miễn thi tin học theo đúng quy định, và có một số lưu ý khi nộp hồ sơ về thời gian nộp và địa điểm nộp, cũng như các hồ sơ giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị. Người ứng tuyển cần chuẩn bị để ứng tuyển cho phù hợp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây