Thủ tục trả lại tài sản cho người bị thiệt hại khi bị tạm giữ tài sản

0
254

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người bị thiệt hại được trả lại tài sản khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản bị hủy bỏ nhưng không rõ trình tự, thủ tục tiến hành như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết?

Mức đóng bảo hiểm
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

1. Cơ sở pháp lý:

Việc trả lại tài sản cho người bị thiệt hại được thực hiện theo quy định của Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và Điều 11 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

2. Điều kiện:

Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định: “Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ”. Như vậy, điều kiện ở đây đó là khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản bị hủy bỏ thì mới có thể tiến hành trả lại tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo về việc trả lại tài sản.

– Biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.

4. Thủ tục tiến hành:

Bước 1: Sau khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị huỷ bỏ, cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản thông báo cho người bị thiệt hại về việc trả lại tài sản đến trụ sở cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản hoặc nơi đang bảo quản tài sản để nhận lại tài sản. Trong nội dung thông báo phải ghi rõ về địa điểm, thời gian trả lại tài sản.

Bước 2: Khi đến nhận lại tài sản, người bị thiệt hại cần phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy uỷ quyền (đối với người nhận uỷ quyền) và các giấy tờ liên quan chứng minh là người có tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu.

Bước 3: Công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản yêu cầu người nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản dưới sự chứng kiến của thủ kho nơi bảo quản tài sản. Việc trả lại tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.

5. Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan ra Quyết định hủy bỏ Quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản.

6. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ

7. Lệ phí: Mọi chi phí cho việc vận chuyển, lắp ráp, khôi phục hiện trạng ban đầu của tài sản do cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu chi trả.

Có thể thấy, nếu so với các thủ tục hành chính khác thì thủ tục trả lại tài sản có quy định khá cụ thể, giảm bớt các thủ tục rườm rà và thời hạn giải quyết ngắn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây