Biệp pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

0
318

Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trong một số trường hợp đối với người vi phạm. Cụ thể như sau:

Biệp pháp ngăn chặn

Các biện pháp được phép áp dụng

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể như sau: Tạm giữ người; Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Nguyên tắc áp dụng biệp pháp ngăn chặn

Khi áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của người vi phạm, chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc quy định tại Điều 120 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

(i) Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

(ii) Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết;

(iii) Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình;

(iv) Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp áp dụng

Trong quá trình áp dụng, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà chủ thể có thẩm quyền có sự điều chỉnh cho phù hợp như sau:

(i) Trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được huỷ bỏ.

(ii) Người có thẩm quyền có thể quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

Xem thêm: Làm nhà ở có phải xin giấy phép xây dựng không?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây