Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về tinh thần bạn nên biết

0
79

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc về bồi thường thiệt hại về tinh thần. Cùng Pháp Trị tìm hiểu về nguyên tắc bồi thường, mức bồi thường và căn cứ bồi thường nhé!

bồi thường thiệt hại về tinh thần
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì?

Thiệt hại về tinh thần hay tổn thất về tinh thần được hiểu là sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà những người thân thích của người bị thiệt hại phải chịu những nỗi đau, sự đả kích, sự buồn phiền mất mát về tình cảm, sa sút tinh thân hoặc giảm sút về uy tín, bị xa lánh hoặc bị hiểu lầm. Người bị thiệt hại về tinh thần là người có bị tốn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về mặt tâm lý, tình cảm. Hiện nay không có một tiêu chí cụ thể nào để xác định thiệt hại về tinh thần nên mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi trường hợp.

Bồi thường thiệt hại về tinh thần là một loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường gặp, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm. Thông thường, mức bồi thường mà người bị tổn thất hoặc người thân thích của họ được hưởng sẽ được quy định trong Bộ luật dân sự và quyết định của Tòa án.

Khi nào xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần

Theo quy định tại Điều 590 và 591 Bộ luật dân sự 2015 thì tổn thất về tinh thần được xác định khi xảy ra những thiệt hại sau.

Sức khỏe bị xâm phạm: khi xác định tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm thì Tòa án cần phải dựa vào các chứng từ và bằng chứng được cung cấp để quyết định mức bồi thường thiệt hại về tinh thân. Ngoài ra, chi phí đưa nạn nhân đi thăm khám bằng các phương tiện như xe cứu thương cũng cần được xem xét đưa vào mức bồi thường.

Do tính mạng bị xâm phạm: đây là chi phí hợp lý trong việc cứu chữa, bồi dưỡng và chăm sóc người bì thiệt hại trước khi người đó chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; khoản tiền cấp dưỡng cho người được người chết cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất của người bị xâm phạm .

Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: mức bồi thường được xác định bằng các chi phí hợp lý để hạn chế tối đa việc thiệt hại hoặc thu nhập thực tế bị mất của người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Người gây thiệt hại còn phải xin lỗi người bị thiệt hại và bồi thường một khoản tiền để bù đắp cho người bị thiệt hại.

Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý mà xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại cho chủ thể đó thì phải bồi thường.

Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Như vậy, khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người bị xâm phạm thì thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người này phải gánh chịu.

Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại về tinh thần

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tinh thần

Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần:

Nguyên tắc 1: Thiệt hại cần phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên được thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc nào đó, phương thức bồi thường là bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương đương với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại và người nhà của họ, càng sớm càng tốt để sớm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Pháp luật khuyến khích các bên tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường cũng như phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nguyên tắc 2: Người gây thiệt hại có thể được xem xét giảm mức bồi thường, nếu họ có lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Để được giảm mức bồi thường thiệt hại về tinh thần thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Nguyên tắc 3:  Khi mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với tình hình thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại được quyền yêu cầu Tòa án hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác điều chỉnh mức bồi thường thiệt hại. Theo nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu chủ thể có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường khi mà mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường thiệt hại quá thấp dẫn đến bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường thiệt hại về tinh thần quá cao làm ảnh hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.

Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần

Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 quy định đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần so với mức lương cơ sở được Nhà nước quy định

Khoản 2 Điều 59 BLDS 2015 quy định đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất về tinh thân tối đa không quá 50 lần so với mức lương cơ sở được Nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 quy định đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần so với mức lương cơ sở được Nhà nước quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây