Tìm hiểu quy định pháp luật về xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy

0
78

Hiện nay, vấn đề về phòng cháy chữa cháy đang là một việc vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là trong thời điểm hỏa hoạn xảy ra khá thường xuyên trong những năm gần đây. Vậy pháp luật đã quy định như thế nào về phòng cháy chữa cháy, những quy định xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy như thế nào cũng như những vấn đề pháp lý liên quan. Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Phòng cháy chữa cháy là gì?

Tìm hiểu một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy
Tìm hiểu một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy được hiểu là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật và có liên quan đến việc loại trừ hay hạn chế tới mức tối thiểu những nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn cũng như nhanh chóng dập tắt được khi có đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan cùng với xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Với cụm từ này, bạn cũng có thể hiểu một cách đơn giản là bằng cách chia ro hai vế phòng cháy và chữa cháy. Cụm từ phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế để không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổi còn với cụm từ chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

Phòng cháy chữa cháy có mục tiêu gì?

Với mỗi tổ chức và cá nhân đều phải ý thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống thường ngày chứ không thể chỉ phó mặc mọi trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát phòng chát chữa cháy mà cụ thể trách nhiệm này của từng đối tượng như sau:

Trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy là tuyên truyền cũng như phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho mọi người đồng thời thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy của các tổ chức và hộ gia đình trên địa bàn quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả ngay khi nhận được tin báo cháy.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cụ thể người quản lý phải có trách nhiệm trong việc đứng ra phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan hay tổ chức cũng như duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy nội bộ theo như quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy, đặc biệt luôn đảm bảo ngân sách đủ để đáp ứng cho công tác phòng cháy chữa cháy để có thể vận hành hiệu quả nhất.

Trách nhiệm của các hộ gia đình là cần nắm được khái niệm của phòng cháy chữa cháy cũng như có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổi, đồng thời trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà và phồng hợp hiệu quả với các lực lượng phòng cháy chưa cháy khi xảy ra hỏa hoạn.

Khi có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật

Quy định pháp luật về xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy

Xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật
Xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật

Khi vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy thì sẽ căn cứ vào Điều 27 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP để xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;

 c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.”

Ngoài ra, nếu có hành vi thuộc một trong các trường hợp sau thì se bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng cụ thể như sau:

“a) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

 b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 c) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình;

 d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.”

Ngoài ra thì nếu có hành vi là không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy thì theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Còn có hành vi không có hoặc có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy nhưng lại trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trong bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu thêm về một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy. Hi vọng với những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong công việc và trong cuộc sống.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây