Các hoàn cảnh loại trừ tính chất sai phạm quốc tế

0
373

Về nguyên tắc mọi vi phạm nghĩa vụ pháp lý được quy cho quốc gia đều cấu thành hành vi sai phạm quốc tế và kéo theo trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, như gần như mọi quy định pháp lý, nguyên tắc trên có ngoại lệ. Các hoàn cảnh sau đây nếu được xác lập có thể loại trừ tính chất sai phạm của hành vi vi phạm và qua đó không phát sinh trách nhiệm pháp lý cho quốc gia vi phạm

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cấu thành hành vi sai phạm quốc tế là gì?

Điều 2 ARSIWA quy định hành vi sai phạm quốc tế (internationally wrongful acts) của một quốc là là hành vi “bao gồm hành động và không hành động (a) được quy cho quốc gia đó theo luật pháp quốc tế và (b) cấu thành một vi phạm nghĩa vụ của quốc gia đó.” Hành vi của quốc gia có thể là hành động (thực hiện việc gì đó trái với quy định của luật quốc tế) hoặc không hành động (không thực hiện việc gì đó mà luật quốc tế bắt buộc thực hiện). Trong Vụ kênh Corfu, Toà ICJ đã quy trách nhiệm cho Albani khi nước này biết hoặc phải biết việc đặt thuỷ lôi ở lãnh hải của mình ở kênh Corfu và không làm gì để cảnh báo các nước khác. Trong Vụ bắt giữu con tin, Toà cũng quy trách nhiệm cho Iran khi không thực hiện bất kỳ biện pháp phù hợp nào để bảo vệ trụ sở, nhân viên và tài liệu của Đại sứ quán Mỹ. Gần đây hơn, trong Vụ nhà máy bột giấy, Toà ICJ đã kết luận Uruguay đã vi phạm các nghĩa vụ thủ tục theo Quy chế sông Uruguay năm 1975 khi cho phép xây dựng các hai nhà máy bột giấy trên sông Uruguay mà không thông tin trước cho Uỷ ban hành chính Sông Uruguya, không thông báo trước cho Aghentina và không hoàn thành nghĩa vụ đám phán với Aghentina.

Một điểm cần lưu ý là ARSIWA quy trách nhiệm cho quốc gia một cách khách quan và không cần chứng minh yếu tố lỗi (fault). Nói cách khác yếu tố lỗi không phải là một cấu thành của hành vi sai phạm quốc tế.

Các hoàn cảnh loại trừ tính chất sai phạm là gì?

Về nguyên tắc mọi vi phạm nghĩa vụ pháp lý được quy cho quốc gia đều cấu thành hành vi sai phạm quốc tế và kéo theo trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, như gần như mọi quy định pháp lý, nguyên tắc trên có ngoại lệ. Các hoàn cảnh sau đây nếu được xác lập có thể loại trừ tính chất sai phạm của hành vi vi phạm và qua đó không phát sinh trách nhiệm pháp lý cho quốc gia vi phạm (Điều 20 – 26):

– Có sự đồng ý của quốc gia chịu thiệt hại;

– Là hành vi tự vệ hợp pháp theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc;

– Là biện pháp đối kháng (countermeasures) đối với hành vi sai phạm quốc tế của quốc gia khác (xem mục 6 bên dưới về điều kiện và giới hạn của biện pháp đối kháng);

– Trong hoàn cảnh bất khả kháng (force majeure) do sự xuất hiện của các hiện tượng không thể phản kháng hoặc các sự kiện không thể dự kiến trước, vượt quá sự kiểm soát của quốc gia vi phạm, khiến cho việc thực thi nghĩa vụ là không thể;

– Thực hiện trong hoàn cảnh nguy hiểm (distress) để cứu sinh mạng của những người vi phạm hoặc những người khác mà người vi phạm có trách nhiệm mà không có bất kỳ cách nào khác ngoài thực hiện hành vi vi phạm;

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

– Do tính cấp thiết (necessity) khi việc vi phạm nghĩa vụ là cách duy nhất để quốc gia vi phạm bảo vệ lợi ích thiết yếu chống lại một nguy cơ nghiêm trọng nhãn tiền và đồng thời, hành vi vi phạm không gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích thiết yếu của quốc gia khác mà quốc gia vi phạm có nghĩa vụ phải thực hiện;

– Là hành vi tuân thủ quy phạm jus cogens.

Lưu ý quan trọng là theo Điều 27 kể cả khi xác lập hoàn cảnh để loại trừ tính sai phạm của hành vi vi phạm, hiệu lực loại trừ này chỉ giới hạn trong giai đoạn hoàn cảnh đó tồn tại chứ không giải thoát quốc gia khỏi nghĩa vụ bị vi phạm hoàn toàn, và đồng thời không ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại này không phải là một hình thức khắc phục hậu quả ở Điều 36 ARSIWA nêu ở mục trên, vì trong trường hợp viện dẫn hoàn cảnh loại trừ thì quốc gia vi phạm không có trách nhiệm pháp lý phát sinh. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ở Điều 27 này là một nghĩa vụ phát sinh khi có vi phạm nhưng không cấu thành sai phạm, nhằm bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Quốc gia vi phạm không được xem là sai phạm và không có trách nhiệm pháp lý phát sinh cho mình, đồng thời, quốc gia bị thiệt hại do vi phạm cũng được bảo đảm quyền lợi mà không phải hi sinh lợi ích để bảo vệ lợi ích của quốc gia vi phạm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây