Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm quốc tế

0
261

Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm quốc tế

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm quốc tế

Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm quốc tế được quy định ở Điều 42 – 48 ARSIWA. Quyền yêu cầu này chỉ thuộc về quốc gia bị thiệt hại do hành vi sai phạm, và trong một số trường hợp ngoại lệ thuộc về những quốc gia khác. Theo Điều 42, về nguyên tắc chỉ có quốc gia bị thiệt hại mới có quyền yêu cầu (hay quyền khởi kiện trong một số trường hợp). Một quốc gia được xem là quốc gia bị thiệt hại (a injured state) có quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm nếu nghĩa vụ vi phạm là nghĩa vụ (a) đối với cá nhân quốc gia đó, hoặc (b) đối với một nhóm quốc gia bao gồm quốc gia đó hay đối với toàn thể cộng đồng quốc tế mà vi phạm nghĩa vụ ảnh hưởng đặc biệt đến quốc gia đó hoặc có tính chất làm thay đổi cơ bản vị thế của tất cả các quốc gia trong quá trình thực thi nghĩa vụ đó trong tương lai.

Trường hợp (a) nghĩa vụ bị vi phạm thường là nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, hoặc nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế đa phương nhưng việc thực hiện mang tính chất song phương (ví dụ nghĩa vụ của quốc gia sở tại phải có biện pháp cần thiết để bảo vệ trụ sở ngoại giao của một quốc gia khác trên lãnh thổ của mình theo Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1966).

Trường hợp (b) điều chỉnh quyền của một quốc gia được xem là quốc gia bị thiệt hại khi có vi phạm đối với một nghĩa vụ mang tính chất tập thể và quốc gia đó bị thiệt hại do chịu ảnh hưởng đặc biệt hoặc do vi phạm làm thay đổi cơ bản vi thế của tất cả các quốc gia khác. Trường hợp vi phạm làm thay đổi cơ bản vị thế của tất cả các quốc gia khác cùng chịu ràng buộc bởi một nghĩa vụ thường là các nghĩa vụ liên quan đến giải trừ quân bị, thiết lập khu vực phi hạt nhân hoặc các nghĩa vụ khác mà việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên chỉ có thể nếu tất cả và từng quốc gia khác cũng thực hiện. Ví dụ như nếu một quốc gia thành viên ASEAN vi phạm nghĩa vụ thiết lập khu vực phi hạt nhân theo Hiệp ước về Khu vực phi hạt nhân Đông Nam Á thì vị thế của tất cả các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng – từng quốc gia sẽ có quyền yêu cầu như quốc gia bị thiệt hại.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Quyền yêu cầu quốc gia sai phạm phải chịu trách nhiệm còn được ILC mở rộng ra cho các quốc gia khác không phải là quốc gia bị thiệt hại. Điều 48 quy định bất kỳ quốc gia nào không phải là quốc gia vi phạm cũng có quyền yêu cầu nếu (a) nghĩa vụ đó là một nghĩa vụ tập thể của một nhóm quốc gia và nhằm bảo vệ lợi ích tập thể của cả một nhóm quốc gia đó, hoặc (b) nghĩa vụ đó là nghĩa vụ đối với toàn thể cộng đồng quốc tế (nghĩa vụ mang tính chất erga omnes). Quốc gia có quyền yêu cầu theo Điều 48 không phải với tư cách là quốc gia chịu thiệt hại như ở Điều 42 mà với tư cách là thành viên của một nhóm quốc gia hay của cộng đồng quốc tế. Việc quy định cho phép quốc gia không phải là quốc gia bị thiệt hại được quyền yêu cầu nhằm lấp khoảng trống trong việc cưỡng chế chống lại các vi phạm nghĩa vụ chung nhằm bảo vệ lợi ích tập thể. Ví dụ như các nghĩa vu về bảo vệ môi trường trên biển cả chẳng hạn; nếu một quốc gia vi phạm nhưng vi phạm đó chưa đến mức tạo ra thiệt hại cho bất kỳ quốc gia nào. Nếu không có quy định như vậy, vi phạm diễn ra nhưng không có bất kỳ quốc gia nào được quyền yêu cầu do không là quốc gia bị thiệt hại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây