Chỉ luân chuyển công tác công chức là quản lý, lãnh đạo?

0
261

Nhiều người vẫn nghĩ, luân chuyển dành cho mọi đối tượng công chức khi xảy ra sai phạm trong khi công tác. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì chỉ luân chuyển công tác công chức là quản lý, lãnh đạo. Vậy có đúng không?

Vi phạm hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chỉ công chức là quản lý, lãnh đạo phải luân chuyển công tác?

Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ (theo khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ công chức năm 2008).

Từ định nghĩa nêu trên, việc luân chuyển được thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, chuyển từ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Không chỉ vậy, Điều 52 Luật Cán bộ, công chức một lần nữa khẳng định:

“Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử udnjg công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.”

Để hướng dẫn chi tiết quy định luân chuyển công chức, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 93 năm 2010 nêu rõ:

“Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 36

, luân chuyển công chức được thực hiện trong 02 trường hợp:

– Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Luân chuyển giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, luân chuyển chỉ thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, được thực hiện trong một thời gian nhất định và là một trong những quy định nhằm nâng cao năng lực của công chức đó.

Luân chuyển, công chức được hưởng lương thế nào?

Chế độ, chính sách dành cho công chức luân chuyển được quy định cụ thể như sau:

– Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ: Phải chuyển ngạch và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định luân chuyển (khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP);

– Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm: Được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển (khoản 3 Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP).

Không chỉ vậy, theo quy định tại Điều 71 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức luân chuyển được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng trong thời gian đảm nhiệm công tác nhưng phải trả lại khi hết thời hạn luân chuyển.

Đáng chú ý: Trong thời gian xử lý kỷ luật không thực hiện luân chuyển (theo khoản 17 Điều 1 luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức 2019).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây