Công nhận tổ chức tôn giáo

0
32

1. Khát quát

Thủ tướng Chính phủ xét công nhận đối với tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

2. Điều kiện công nhận các tổ chức tôn giáo 

Để được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo phải trải qua một quá trình gồm các bước đăng kí sinh hoạt tôn giáo và đăng kí hoạt động tôn giáo.

Công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì cử người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong hồ sơ đăng kí sinh hoạt tôn giáo phải nêu rõ tên tôn giáo, tôn chỉ, mục đích, họ và tên người đại diện, nơi cư trú, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, địa điểm, thời gian, số lượng người sinh hoạt tại thời điểm đăng ký. Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo bao gồm: tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo và người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.

Để được cấp đăng kí hoạt động tôn giáo, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện: có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên, kể từ ngày được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; là tổ chức của những người có cùng niềm tin, có giáo lí, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc, không trái với thuần phong, mĩ tục và quy định của pháp luật; không thuộc tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; tên gọi của tổ chức không trùng vói tên các tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc; có địa điểm hợp pháp để hoạt động tôn giáo; có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Sau khi được cấp đăng ký, tổ chức được phép tiến hành nghi lễ tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký; tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, mở lóp bồi dưỡng giáo lí; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo; hoạt động từ thiện nhân đao.

Sau thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định pháp luật về quản lí hoạt động tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các trường hợp khác phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Các hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo như: ca đoàn, đội nhạc lễ… thì không phải đăng ký).

Ảnh minh họa

3. Phân cấp quy định đăng ký hội đoàn tôn giáo 

Việc đăng ký hội đoàn tôn giáo được thực hiện trên cơ sở quy định về phân cấp như sau:

  •  Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng ký với uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hội đoàn hoạt động;
  • Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện,quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi hội đoàn hoạt động;
  • Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với Ban tôn giáo Chính phủ.

Các dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Nếu dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể của tôn giáo hình thành và hoạt động trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố thì người đứng đầu dòng tu phải đăng kí và được sự chấp thuận của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Nếu dòng tu, tu viện hoặc tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo hình thành và hoạt động trên phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người đứng đầu dòng tu phải đăng ký và được sự chấp thuận của Trưởng Ban tôn giáo của Chính phủ.

Người đứng đầu dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể.

Mọi dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo phải xây dựng quy chế hoạt động với những nội dung cơ bản sau:

  • Tôn chỉ, mục đích.
  • Hệ thống tổ chức và quản lí.
  •  Hoạt động xã hội.
  •  Cơ sở vật chất.
  •  Quan hệ xã hội.
  •  Quan hệ quốc tế (nếu có).
  • Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với Ban tôn giáo Chính phủ.

Các dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Nếu dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể của tôn giáo hình thành và hoạt động trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố thì người đứng đầu dòng tu phải đăng kí và được sự chấp thuận của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Nếu dòng tu, tu viện hoặc tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo hình thành và hoạt động trên phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người đứng đầu dòng tu phải đăng ký và được sự chấp thuận của Trưởng Ban tôn giáo của Chính phủ.

Người đứng đầu dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể.

Việc tiếp nhận người nhập tu phải tuân thủ những quy định cụ thể sau đây:

–    Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng kí với uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo.

–    Người muốn nhập tu phải có lý lịch rõ ràng và bản khai lí lịch của họ phải được uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận.

  • Người muốn nhập tu phải được người đứng đầu dòng tu chấp thuận.
  • Người muốn nhập tu ở độ tuổi vị thành niên phải được cha mẹ hay người giám hô cam kết đồng ý.
  •  Người nhập tu phải thực hiện việc đăng kí hộ khẩu theo quy định của pháp luật về việc đăng ký và quản lí hộ khẩu.

Đặc biệt, để bảo đảm an ninh, trật tự và bảo đảm sự bình đẳng giữa người theo đạo và người không theo đạo, Nhà nước cấm không cho nhập tu những người trốn tránh pháp luật và các nghĩa vụ công dân.

Xem thêm: Nguyên tắc quản lý nhà nước theo luật hành chính

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây