Luật hành chính là gì? Đối tượng chức năng của luật hành chính

0
59

Luật hành chính là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.

giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

1. Luật hành chính là gì ?
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cách định nghĩa này phù hợp với quan niệm cho rằng việc phân biệt các ngành luật trước hết cần căn cứ vào những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước không thể tách rời những quan hệ xã hội mà nó hướng tới nhằm ổn định hay thay đổi cho nên đối tượng điều chỉnh của luật hành chính không phải là bản thân quản lý hành chính nhà nước mà là những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Việc phần lớn các quy phạm pháp luật hành chính liên quan đến các hình thức tổ chức, đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước không thay đổi một thực tế là chứng bắt nguồn từ những quan hệ xã hội.

Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà nước. Các quy phạm luật hành chính quy định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước.

Trong chương trình luật hành chính, vấn đề cần nghiên cứu là quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”. Nhấn mạnh nội dung trên, ông viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.

Luận điểm trên của Mác có thể áp dụng với mọi hoạt động chung của con người trong xã hội.

Ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lý, bởi vì hoạt động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại dưới nhiều hình thức. Một trong những hình thức liên kết quan trọng là tổ chức. Xét về nội dung, tổ chức tức là phối hợp, liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện mục tiêu đã đề ra, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho quản lý. Không có tổ chức thì không có quản lý.

Khẳng định vấn đề này, Lênin đã viết: “Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa”.

Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con

Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật V.V..

Tóm lại:
– Quản lý là sự tác động cố mục đích của các chủ thể quản lý đối vói các đối tượng quản lý.

– Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người.

– Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

– Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy.
Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối vói tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.

thủ tục chuyển khẩu

2. Chức năng của luật hành chính

2.1 Chức năng quản lý nhà nước:

Khi nhà nước xuất hiện thì phần lớn (và là phần quan trọng) các công việc của xã hội do nhà nước quản lý.

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện.

Như vậy, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý, qua đó thể hiện một cách rõ nét mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa chủ thể quản lý và các đối tượng quản lý.

Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt đông chấp hành tạo thành hai mặt thống nhất của quản lý hành chính nhà nước.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tính chủ động, sáng tạo. Tính chủ động, sáng tạo của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ nét trong quá trình các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước dề ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể.

Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước những hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động này phản ánh chức năng cơ bản của các cơ quan hành chính nhà nước. Mặt khác, không nên tuyệt đối hoá sự phân loại các hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước và không nên cho rằng mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ có thể thực hiện một loại hành vi nhất định, tương ứng với hình thức hoạt đông và chức năng cơ bản của nó. Trên thực tế mỗi loại cơ quan nhà nước, ngoài việc thực hiện những hành vi phản ánh thực chất của chức năng cơ bản của mình, còn có thể thực hiện một số hành vi điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
 Pháp luật hành chính

Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành – điều hành hoặc những quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Nội dung của những quan hệ này thể hiện:

– Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước;

– Hoạt động quản lý kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hôi trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành;

– Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân;

– Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.

– Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính.

Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính được chia thành 3 nhóm sau:

2.2. Chức năng xử lý các quan hệ quản lý nhà nước

Chức năng xử lý các quan hệ quản lý nhà nước phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hệ loại này các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản của mình. Những quan hê loại này rất phong phú, chù yếu là những quan hệ:

– Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc (như giữa Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội);

– Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này được đặt dưới sự quản lý thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như giữa uỷ ban nhân dân huyện vói các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện);

– Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (như giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận);

– Giữa cơ quan hành chính nhà nước vói công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch (như giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại). 

Những căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật hiện hành

2.3. Chức năng xử lý các quan hệ quản lý

Chức năng xử lý các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình:

Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản của mình các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lý hành chính nhất định.

Những người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến hành hoạt đông tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan nhà nước có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lý nội bô cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phân của cơ được uỷ quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định.

Như vậy, căn cứ vào đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội đã đề cập trên đây, có thể định nghĩa luật hành chính như sau:

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Luật hành chính điều chỉnh toàn bộ những quan hệ quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhà nước và đối tượng điều chỉnh cơ bản của Luật hành chính là những quan hệ quản lý hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Từ định nghĩa về luật hành chính có thể rút ra kết lúận rằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua các quan hệ xã hội được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh.

Có tiêu chuẩn khách quan nào để xác định những quan hệ xã hội này hay những quan hệ xã hội khác cần được điều chỉnh bằng chính luật hành chính hay bằng những quy định của các ngành luật khác hay không? Sự cần thiết điều chỉnh bởi luật hành chính xuất hiện khi nhà nước mong muốn bằng những phướng tiện của luật hành chính tác động đến sự hình thành các mình, không sử dụng quyền lực nhà nước nghĩa là trong quan hệ bình đẳng với chủ thể khác (hợp đồng mua bán) thì hoạt động đó được thực hiện không phải trên cơ sở điều chỉnh pháp lý hành chính.

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

3. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn…

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây