Dấu hiệu, cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

0
26

1- Các loại dấu hiệu trong luật hình sự

BLHS năm 2015, các dấu hiệu này được quy định tại các điều 51 và 52. Như vậy, có ba loại dấu hiệu liên quan đến TNHS của người phạm tội 

Với việc bổ sung TNHS của pháp nhân thương mại, BLHS có thêm các dấu hiệu liên quan đến TNHS của chủ thể thứ hai này. Trước hết, có các dấu hiệu xác định pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về tội phạm do cá nhân đã thực hiện. Các dấu hiệu này được quy định tại các điều 75 và 76 BLHS và có thể được gọi là dấu hiệu xác định TNHS của pháp nhân thương mại. Đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS, BLHS cũng xác định các khung hình phạt. Tuy nhiên, các khung hình phạt này được xác định theo các khung hình phạt đối với người phạm tội, trừ khung hình phạt có hình phạt nặng nhất và cũng là hình phạt duy nhất (hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn). Dấu hiệu cho phép áp dụng hình phạt nặng nhất này được quy định chung tại Điều 79 BLHS. Tương tự như đối với người phạm tội, BLHS cũng quy định các dấu hiệu giảm nhẹ/tăng nặng TNHS là dấu hiệu được sử dụng khi quyết định hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS tại các điều 84 và 85 BLHS.

Xem thêm: Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự

Xem thêm: Ngành luật hình sự 

2- Cấu thành tội phạm – cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Khoản 1 Điều 2 BLHS Việt Nam khẳng định: “ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS…”. Khoản 2 của Điều này cũng khẳng định, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu TNHS về tội phạm do cá nhân thực hiện trong trường hợp được luật hình sự quy định.

Như vậy, xét về mặt pháp lý, một người chỉ phải chịu TNHS nếu họ đã thực hiện hành vi được quy định trong BLHS.

Muốn biết hành vi có được quy định trong BLHS hay không và do vậy có phải chịu TNHS hay không thì phải xác định hành vi đó có thoả mãn các dấu hiệu của CTTP hay không. Nếu hành vi có đủ các dấu hiệu của một CTTP thì có nghĩa hành vi đó là hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự và người thực hiện phải chịu TNHS. Theo đó, pháp nhân thương mại cũng sẽ phải chịu TNHS cùng nếu thỏa mãn các quy định về “điều kiện chịu TNHS” (Điều 75 BLHS) và về “phạm vi chịu TNHS” (Điều 76 BLHS).

Bảo vệ người làm chứng

Khi nói về TNHS cần phải hiểu trước hết là TNHS của cá nhân và TNHS của cá nhân phải dựa trên cơ sở pháp lý là CTTP. TNHS của pháp nhân thương mại tuy có quan hệ với CTTP vì có quan hệ với hành vi phạm tội của cá nhân nhưng trực tiếp dựa trên quy định về điều kiện và phạm vi chịu TNHS tại các điều 75 và 76 BLHS. Do vậy, khi nói CTTP là cơ sở pháp lý của TNHS thì cần hiểu trước hết là TNHS của cá nhân.

Vì phải dựa vào những dấu hiệu của CTTP để nhận định hành vi có phải là tội phạm hay không và người thực hiện hành vi có phải chịu TNHS hay không cho nên CTTP được coi là cơ sở pháp lý của TNHS, là điều kiện cần và đủ của TNHS. Chủ thể thực hiện hành vi chỉ có thể phải chịu TNHS nếu hành vi của họ có đủ những dấu hiệu của CTTP và khi hành vi đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của CTTP thì đã có đầy đủ cơ sở để có thể buộc người có hành vi phải chịu TNHS mà không đòi hỏi gì thêm.

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây