Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự

0
27

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự trước hết là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội. Khi có sự kiện tội phạm xảy ra – một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể đã gây ra sự kiện tội phạm đó được phát sinh.

Đối tượng điều chỉnh

Với nội dung xác định tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt, ngành luật hình sự có đối tượng điều chỉnh đặc biệt.

Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể – Nhà nước và người phạm tội. Trong quan hệ này, người phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải chịu TNHS, trong đó có hình phạt còn Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí đó. Đối với người phạm tội, Nhà nước có quyền buộc họ phải chịu TNHS; đối với xã hội, Nhà nước có trách nhiệm xử lí nghiêm minh những người đã thực hiện hành vi phạm tội để bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp tội phạm. Người phạm tội, tuy có nghĩa vụ pháp lí phải chịu TNHS nhưng cũng có quyền yêu cầu Nhà nước chỉ được buộc mình chịu TNHS đúng với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cơ sở phương pháp điều tra hình sự

Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Với việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại, luật hình sự Việt Nam đã mở rộng phạm vi chủ thể phải chịu TNHS và do vậy cũng mở rộng đối tượng điều chỉnh của mình. Theo đó, ngành luật hình sự cũng điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS. Trong quan hệ này, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ đổi với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS tương tự như đối với người phạm tội. Trái lại, pháp nhân thương mại phải chịu TNHS cũng có nghĩa vụ và quyền tương tự như người phạm tội.

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội có tính đặc thù. Quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự không những không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội mà trái lại, xã hội đã phải chịu sự tác động xấu khi quan hệ xã hội này phát sinh. Các quan hệ xã hội cần thiết cho xã hội được các ngành luật khác điều chỉnh như quan hệ sở hữu được ngành luật dân sự điều chỉnh, quan hệ vợ chồng được ngành luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh v.v. đều không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự nhưng có thể là đổi tượng bảo vệ của ngành luật hình sự khi bị xâm hại ở mức độ nhất định. Các ngành luật khác có thể vừa điều chỉnh và vừa bảo vệ cùng nhóm các quan hệ xã hội nhất định, còn ngành luật hình sự chỉ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội – quan hệ giữa Nhà nuớc và người phạm tội cũng như với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS và bảo vệ nhiều loại quan hệ xã hội khác được các ngành luật khác điều chỉnh. Với lí do này mà quy phạm pháp luật hình sự có thể được coi là quy phạm pháp luật bảo vệ mà không phải là quy phạm pháp luật điều chỉnhP Quy phạm pháp luật hình sự không chỉ xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự mà còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm hay không, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người, quy phạm pháp luật hình sự tuy không trực tiếp điều chỉnh xử sự của con người trong cuộc sống hàng ngày như các ngành luật khác (mà chỉ điều chỉnh xử sự của Nhà nước và người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại phải chịu TNHS sau khi có sự kiện tội phạm xảy ra) nhưng vẫn có tác động điều chỉnh xử sự đó của con người. Quy phạm pháp luật hình sự xác định tội phạm, quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt và qua xâm hại ở mức độ nhất định. Các ngành luật khác có thể vừa điều chỉnh và vừa bảo vệ cùng nhóm các quan hệ xã hội nhất định, còn ngành luật hình sự chỉ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội – quan hệ giữa Nhà nuớc và người phạm tội cũng như với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS và bảo vệ nhiều loại quan hệ xã hội khác được các ngành luật khác điều chỉnh. Với lí do này mà quy phạm pháp luật hình sự có thể được coi là quy phạm pháp luật bảo vệ mà không phải là quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Quy phạm pháp luật hình sự không chỉ xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự mà còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm hay không.  Là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người, quy phạm pháp luật hình sự tuy không trực tiếp điều chỉnh xử sự của con người trong cuộc sống hàng ngày như các ngành luật khác (mà chỉ điều chỉnh xử sự của Nhà nước và người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại phải chịu TNHS sau khi có sự kiện tội phạm xảy ra) nhưng vẫn có tác động điều chỉnh xử sự đó của con người. Quy phạm pháp luật hình sự xác định tội phạm, quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt và qua đó gián tiếp “cấm đoán” việc thực hiện những hành vi bị coi là tội phạm – những hành vi đã được quy định trong luật hình sự. Với lí do này mà quy phạm pháp luật hình sự còn có thể được coi là quy phạm pháp luật cấm đoán và sự cấm đoán này gián tiếp điều chỉnh xử sự của con người theo hướng tránh thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh các quy phạm pháp luật có tính “cấm đoán” như vậy, luật hình sự cũng có một so quy phạm pháp luật “cho phép” như là sự bổ sung để đảm bảo tính hoàn chỉnh của hệ thống quy phạm pháp luật hình sự. Ví dụ: Cho phép gây thiệt hại khi phải phòng vệ v.v..

Nguồn: Giáo trình khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây