Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

0
24

Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo Luật Hình sự Việt Nam

Người dưới 18 tuổi là người phát triển đầy đủ về thể chất, tâm – sinh lý, cũng như trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống. Do đó, việc người dưới 18 tuổi phạm tội có một phần trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi không chỉ thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước đối với cá nhân phạm tội, mà còn đảm bảo các nguyên tắc phù hợp đối với người dưới 18 tuổi. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, có 5 nguyên tắc cơ bản trong xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

1 – Nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và việc xử lí chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh.

Đây là nguyên tắc mới được xác định trong BLHS năm 2015. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi tiến hành hoạt động xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm rằng quyết định được đưa ra là tốt nhất cho họ, trong mối quan hệ hài hoà với các lợi ích khác, cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Quy định này cũng phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước về quyền trẻ em. Việc bổ sung nguyên tắc này có ý nghĩa định hướng cho người tiến hành tố tụng khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lí cụ thể đối với người chưa đủ 18 tuổi phạm tội, nhằm tìm ra biện pháp xử lý phù họp nhất đối với họ.

Quy trình chuẩn bị khám xét

 

Nhằm cụ thể hoá nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, khoản 1 Điều 91 BLHS quy định việc xử lí người chưa đủ 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh. Điều này có nghĩa phải ưu tiên áp dụng các biện pháp có tính chất giáo dục, thuyết phục trước. Việc áp dụng hình phạt chỉ đặt ra khi có đủ căn cứ cho rằng, việc áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục không đạt được hiệu quả trong việc cải tạo người phạm tội.

2 –  Nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

Nguyên tắc này cụ thể hoá vế thứ hai của nguyên tắc thứ nhất nêu trên. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện:

Thứ nhất, khi người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể thì không phải mọi trường hợp đều bị truy cứu TNHS mà chỉ truy cứu trong trường hợp cần thiết. Điều đó có nghĩa là trường hợp người tiến hành tố tụng cân nhắc nếu xét thấy cần thiết thì truy cứu TNHS, nếu không cần thiết thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra đồng thời ra quyết định áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với họ.

Thứ hai, các căn cứ để người có thẩm quyền cân nhắc đánh giá là đặc điểm nhân thân của người phạm tội, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng, chống tội phạm.

Điều cần chú ý ở quy định này là việc nhà làm luật xếp đặc điểm thuộc về nhân thân lên trước rồi mới đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và cuối cùng là yêu cầu phòng, chống tội phạm. Như vậy, ngay cả khi hành vi đã cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng xét thấy đặc điểm về nhân thân là không cần thiết phải truy cứu TNHS như: phạm tội lần đầu, phạm tội trong trường hợp bị người khác ép buộc, xúi giục hoặc rủ rê thì cũng có thể không bị truy cứu TNHS mà chỉ bị áp dụng các biện pháp có tính chất giám sát, giáo dục. Ngược lại, đối với trường hợp tái phạm nhiều lần, trước đó đã từng bị áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc cố ý phạm tội đến cùng thì có thể truy cứu TNHS đối với họ.

xem thêm:  Phân loại cấu thành tội phạm

xem thêm:  Dấu hiệu tôi phạm

3 – Toà án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không đạt hiệu quả.

Thực tiễn phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới cho thấy, việc áp dụng hình phạt, nhất là các hình phạt tước tự do luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho quá trình phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng của người dưới 18 tuổi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ. Công ước về quyền trẻ em cũng như các chuẩn mực quốc tế có hên quan về tư pháp người chưa thành niên đều xác định phải hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng các chế tài giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Như vậy, cách tiếp cận của Công ước trong việc áp dụng chế tài đối với người dưới 18 tuổi là ưu tiên áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt tù và hình phạt tù chỉ được áp dụng khi không còn cách nào khác.

Theo đó, BLHS năm 2015 quy định, khi xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội, toà án trước hết phải cân nhắc để áp dụng việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và chỉ áp dụng hình phạt nếu các biện pháp này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Quy định này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc định hướng cho Thẩm phán khi cân nhắc, lựa chọn giữa các chế tài để ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp và chế tài không tước tự do. Hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp nhận thấy việc áp dụng các hình phạt không tước tự do là không thích hợp, không vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Đồng thời, thời hạn tù cần được xác định sao cho vừa đủ để giáo dục, phục hồi đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở cân nhắc toàn diện điều kiện và hoàn cảnh phạm tội cũng như thân nhân của họ.

4 – Không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối vói người dưới 18 tuổi phạm tội; hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguyên tắc này cụ thể hoá nguyên tắc “việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục”. Theo đó, cần phải cấm áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vì đây là 2 hình phạt đặc biệt nghiêm khắc (một hình phạt có nội dung loại trừ người phạm tội khỏi đời sống xã hội và một hình phạt có nội dung cách li người phạm tội khỏi môi trường xã hội không thời hạn). Đe phù hợp với nguyên tắc “chủ yếu nhằm mục đích giáo dục” cũng cần hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn cũng như không được áp dụng thêm hình phạt bổ sung.

5 – Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

Tái phạm và tái phạm nguy hiểm thể hiện thái độ chấp hành pháp luật không tốt của người phạm tội. Pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của rất nhiều tội phạm và là tình tiết tăng nặng TNHS. Trong trường hợp phạm tội có tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì Toà án phải quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp không phải là tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Thể hiện nội dung nhân đạo của chính sách hình sự, tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo tốt, BLHS năm 2015 quy định án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Trên đây là quy định pháp luật và lý luận liên quan đến các nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự( phần chung) Đại học Luật Hà Nội 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây