Giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo Luật Hình sự Việt Nam

0
29

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo Luật Hình sự Việt Nam

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt thể hiện chính sách nhân đạo đối với người bị kết án có hoàn cảnh đặc biệt và khuyến khích người bị kết án cố gắng lập công chuộc tội để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước. Theo đó, giảm thời hạn chấp hành hình phạt là rút ngắn một phần thời hạn chấp hành những hình phạt mà mức độ đo được bằng thời gian. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1 – Điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Người đang chấp hành hình phạt chính phải có đủ 4 điều kiện sau đây mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt:

[1] Điều kiện về thời gian thực tế chấp hành hình phạt:

Người bị kết án đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là:

– 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn;

– 12 năm đối với hình phạt tù chung thân. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi đã chấp hành được 15 năm tù;

– 1/2 mức hình phạt chung đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý.

–  2/3 mức hình phạt chung đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

–  25 năm đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường họp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS.

[2] Điều kiện về sự tiến bộ của người bị kết án:

Người bị kểt án có nhiều tiến bộ, thể hiện ở việc họ đã chứng tỏ đã quyết tâm cải tạo, có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt nhiều thành tích trong chấp hành án, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, nội quy của trại giam hoặc chế độ cải tạo không giam giữ;

[3] Điều kiện đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự:

[4] Điều kiện về hình thức:

Có đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.

Thẩm quyền xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt thuộc Toà án.

Khám xét

xem thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại bị xử lý như thế nào?

xem thêm: Ngành luật hình sự

2 – Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

BLHS không quy định mức giảm cụ thể trong mỗi lần xét giảm mà chỉ quy định chung một người có thể được giảm nhiều lần và phải đảm bảo chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên, nghĩa là mức hình phạt được giảm của các lần cộng lại không được vượt quá 1/2 mức hình phạt đã tuyên. Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 01/2007/NQ-HDTP ngày 02/10/2007, đối với người bị kết án phạt tù từ 30 năm trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ 3 tháng đến 3 năm. Những trường hợp giảm đến 3 năm phải là người bị kết án có thành tích đặc biệt.

[1] Đối với người bị kết án tù chung thân:

BLHS quy định cụ thể và chặt chẽ mức giảm, thể hiện rõ giới hạn áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt và nhằm hạn chế việc lạm dụng chế định này trong thực tiễn. Người bị kết án tù chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm (khoản 2 Điều 63 BLHS). Trường hợp người bị kết án về nhiều tội ttong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì toà án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm (khoản 3 Điều 63 BLHS).

[2] Đối với người bị kết án tử hình:

Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS thì phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm tù (khoản 6 Điều 63 BLHS).

[3] Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ:

Mỗi năm người bị kết án được xét giảm một lần, mỗi lần có thể được giảm từ 3 tháng đến 9 tháng mức hình phạt đã tuyên. Trường hợp trong năm đó, sau khi được giảm thời hạn chấp hành án mà lại có lí do đặc biệt đáng được khoan hồng thì có thể xét giảm tiếp nhưng tối đa là hai lần trong một năm. Người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được giảm nhiều lần nhưng cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành là 1/2 mức án đã tuyên.

[4] Đối với các trường hợp đặc biệt:

Ngoài những trường hợp thông thường trên đây, BLHS còn quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 64 BLHS). Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt khác trường hợp thông thường ở điều kiện xét giảm, thời điểm và mức giảm.

Điều kiện xét giảm là những trường hợp người bị kết án có lí do đặc biệt đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Trong trường hợp này, toà án có thể xét giảm đối với người bị kết án vào thời hạn sớm hơn hoặc với mức giảm cao hơn so với thời hạn và mức giảm quy định tại Điều 63 BLHS.

Người quá già yếu được hiểu là người 70 tuổi trở lên hoặc những người 60 tuổi trở lên có bệnh tật nặng phải nằm bệnh viện, bệnh xá thường xuyên. Điều luật không quy định cụ thể thời hạn xét giảm sớm hơn như thế nào, cũng như mức giảm cao hơn bao nhiêu so với mức thông thường. Tuy nhiên theo văn bản hướng dẫn hiện hành, thời hạn đã chấp hành để xét giảm trong trường hợp đặc biệt là 1/4 mức hình phạt đã tuyên đối với hình phạt năm đó, sau khi được giảm thời hạn chấp hành án mà lại có lí do đặc biệt đáng được khoan hồng thì có thể xét giảm tiếp nhưng tối đa là hai lần trong một năm.

Người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được giảm nhiều lần nhưng cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành là 1/2 mức án đã tuyên.

Trên đây là quy định của Luật hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 

Nguồn: Giáo trình Luật Hình sự (Phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây