Các hình phạt bổ sung của Luật hình sự Việt Nam đối với người phạm tội

0
17

Các hình phạt bổ sung của Luật hình sự Việt Nam đối với người phạm tội.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.  

1 – Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Căn cứ Điều 41 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

 “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung, buộc người phạm tội không được giữ chức vụ, không được hành nghề hoặc thực hiện công việc nhất định.

Hình phạt này được quy định đối với các tội phạm có sự lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định cũng như đối với các tội phạm do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ hoặc do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính (các điều 154,158, 237, 238, 239, 240… BLHS).

Khám xét

Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có thể từ 01 năm đến 05 năm được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định nhằm tăng cường hiệu quả của hình phạt chính, loại bỏ điều kiện để người bị kết án có thể phạm tội lại.

2 – Cấm cư trú.

Căn cứ Điều 42 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Cấm cư trú là hình phạt bổ sung, buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một so địa phương nhất định.”

Hình phạt này được áp dụng cho người bị phạt tù khi xét thấy họ có thể lợi dụng điều kiện thuận lợi của địa phương thực hiện tội phạm sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Địa phương có thể bị cấm cư trú là: Thành phố lớn; khu công nghiệp tập trung; khu vực biên giới, bờ biển, hải đảo; khu vực có những cơ sở quốc phòng quan trọng; khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng… Đây là những địa phương cần thiết phải bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội ở mức độ cao.

Thời hạn cấm cư trú có thể từ 01 năm đến 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Người bị cấm cư trú có nghĩa vụ không được cư trú ở những địa phương đã bị cấm theo quyết định của Toà án nhưng có thể được phép đến đó mỗi lần không quá 05 ngày với các điều kiện (có lí do chính đáng; địa phương bị cấm là quê quán hoặc là nơi có thân nhân, gia đình đang sinh sống và được sự đồng ý của uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đến).

3 –  Quản chế. 

Căn cứ Điều 43 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Quản chế là hình phạt bổ sung, buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.”

Người bị áp dụng hình phạt quản chế có nghĩa vụ: trở về địa phương mà bản án chỉ định là nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế trong thời gian quản chế. Người bị áp dụng hình phạt này còn bị tước một số quyền trong các quyền được quy định tại Điều 44 BLHS (quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước và quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân) và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trường họp khác được BLHS quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Xem thêm: Buôn lậu thuốc  lá bị xử phạt như thế nào?

Xem thêm:  Ngành luật hình sự

4 – Tước một số quyền công dân.

Căn cứ Điều 44 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung, buộc người bị kết án phạt tù không được ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, không được làm việc trong các cơ quan nhà nước, không được phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.”

Khi bị áp dụng hình phạt này, người bị kết án bị tước một hoặc một số quyền trong các quyền có thể bị tước. Hình phạt này được áp dụng cho công dân Việt Nam bị phạt tù về tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác được BLHS quy định.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm. Thời hạn được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kê từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường họp người bị kết án được hưởng án treo.

5 – Tịch thu tài sản. 

Căn cứ Điều 45 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung, tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội để nộp vào ngân sách nhà nước.”

Tịch thu tài sản được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do BLHS quy định.

Tài sản bị tịch thu phải thuộc sở hữu của người bị kết án; tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố, thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kê cả tiên gửi ngân hàng, quỹ tín dụng, hoặc là trái phiếu, tín phiếu…

Trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, vẫn phải để lại phần tài sản nhất định để người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Trên đây là các quy định pháp luật có liên quan đến các hình phạt bổ sung của Luật hình sự Việt Nam đối với người phạm tội.

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự ( phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây