Chi tiết những điều cần biết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

0
139
Hiện nay tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra ngày càng trở nên phức tạp và đáng báo động, cùng với đó các văn bản, điều khoản luật liên quan tới chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng càng ngày được siết chặt hơn. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp, cơ sở muốn sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ liên quan đến thực phẩm thì cần phải có cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ các vấn đề về thủ tục cũng như điều kiện được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy tờ chứng nhận được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.

Có được chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm được coi như là đã qua sự kiểm tra của nhà nước và được nhà nước cấp phép kinh doanh thực phẩm. Bởi vì, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. 

giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều kiện để cấp giấy chứng nhận

Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP, doanh nghiệp kinh doanh cần phải cung cấp chi tiết và đầy đủ các thông tin về việc đã đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm gì trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

Cùng với đó, mỗi đơn vị kinh doanh khác nhau cũng phải đảm bảo có đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ thực phẩm. Ví dụ như:

  1. Điều kiện đối với những cơ sở chế biến thức ăn hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống:
  • Sắp xếp bếp ăn đảm bảo không gây lây truyền, lây nhiễm chéo từ thực phẩm chưa được qua khâu chế biến tới thực phẩm đã qua khâu chế biến.
  • Đủ số lượng nước phục vụ việc chế biến, sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Không được thiếu các dụng cụ dùng để thu dọn, thu lượm, chứa đựng rác thải, chất thải và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Hệ thống thoát nước, cống rãnh tại các cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát và không bị tắc nghẽn, ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng mát, sạch sẽ, sáng sủa, bếp và nhà ăn phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ trong khoảng thời gian trước, trong, sau khi sử dụng. Có các phương án ngăn ngừa và diệt côn trùng cùng động vật gây hại.
  • Không thể thiếu các công cụ bảo quản thực phẩm. Phải luôn chắc chắn các khu vực như nhà vệ sinh, chỗ rửa tay và nơi thu dọn rác thải, chất thải luôn được làm sạch.
  • Người có vị trí cao nhất trong đơn vị có bếp ăn chung, tập thể phải có nghĩa vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Điều kiện đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

  • Địa điểm được xây làm cơ sở sản xuất thì phải có khoảng cách an toàn với các nơi gây độc hại, ô nhiễm.
  • Đủ số lượng nước phục vụ việc sản xuất đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Có trang bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ phù hợp cho việc chế biến nguyên liệu; đóng gói; bảo quản và vận tải theo mỗi loại thực phẩm khác nhau.
  • Không được thiếu các công cụ, các dụng cụ để khử khuẩn, vệ sinh và các thiết bị phòng ngừa côn trùng cùng động vật gây hại
  • Có hệ thống giải quyết các loại chất thải và nó phải được hoạt động liên tục, thường xuyên trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những điều được quy định trong bảo vệ môi trường.
  • Thực hiện các quy định về sức khỏe, kiến thức cùng áp dụng vào thực thế của bộ phận công nhân, người làm trực tiếp tham gia vào quá trình làm ra thực phẩm.

Quy trình, trình tự thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi xin được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, các đơn vị kinh doanh cần hiểu rõ và nắm chắc về các bước thủ tục cùng với hồ sơ cần chuẩn bị. Cụ thể như sau:

Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo các bước, trình tự sau

B1: Đăng ký xin cấp giấy phép VSATTP (nộp kèm hồ sơ) tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;

B2: Cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ (15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ). Nếu như hồ sơ hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền sẽ tới nhà máy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện quan sát, kiểm tra, thẩm định thực tế các điều kiện về đảm bảo VSATTP.

B3: Nếu sau khi kiểm tra thực tế doanh nghiệp có kết quả là đủ điều kiện, thì doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu giấy chứng nhận VSATTP.

Nếu sau khi kiểm tra thực tế kết quả lại là không đủ điều kiện, cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ gửi văn bản trả lời lại và đồng thời nêu rõ nguyên do vì sao điều kiện không đủ kèm với đó là thời hạn tái thẩm định (thời gian tối đa là 3 tháng) cho đơn vị đó.

Nếu kết quả sau khi thẩm định lần hai vẫn là điều kiện không đủ, đoàn thẩm định, đánh giá sẽ làm biên bản và đưa lên cơ quan quản lý có thẩm quyền để đình chỉ hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất.

Hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
  • Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
  • Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Bản tường thuật, nêu rõ, cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất cùng các công cụ, dụng cụ và thiết bị đảm bảo VSATTP theo các yêu cầu được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận sức khỏe đầy đủ (do các cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cao hơn) của chủ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh và các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình làm ra thực phẩm.
  • Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh và các công nhân làm trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm rằng đã được trang bị đầy đủ các kiến thức, tập huấn về VSATTP  theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

Nếu bạn đang quan tâm về các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật bạn có thể tham khảo thêm bài viết trên trang luật hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây