Hướng dẫn các thủ tục đăng ký du học tại Pháp

0
166

Du học Pháp luôn là vấn đề được nhiều quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các thủ tục đăng ký du học tại Pháp giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên

Hướng dẫn các thủ tục đăng ký du học tại Pháp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ chuẩn bị 

Hệ đại học

Đối với sinh viên du học tại Pháp hệ đại học cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

(i) Bằng tốt nghiệp bậc trung học phổ thông.

(ii) Bảng điểm bậc Trung học phổ thông,  giấy báo trúng tuyển trường đại học tại Việt Nam (đối với trường hợp học sinh đi du học ngay sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông).

(iii) Bảng điểm đại học và thẻ sinh viên (nếu đi theo diện sinh viên trao đổi ).

(iv) Bằng/ chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tiếng Pháp (TCF-DAP, DELF B2, DALF…).

(v) Giấy chứng nhận đăng ký vào một cơ sở đào tạo tại Pháp (thời gian học ít nhất 6 tháng).

(vi) Giấy chứng nhận phỏng vấn (Attestation d’entretien) hoặc miễn phỏng vấn (Dispense d’entretien) Campus France.

(vii) Bản sao giấy khai sinh.

(viii) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đã được công chứng.

Xem thêm về Du học Đài Loan

Hệ sau đại học

Đối với sinh viên du học tại Pháp hệ sau đại học chẳng hạn như thạc sĩ, tiến sĩ cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

(i) Bảng điểm đại học và bằng tốt nghiệp đại học.

(ii) Bằng/ chứng chỉ ngoại ngữ trình độ  tiếng Pháp (TCF-DAP, DELF B2, DALF…) hoặc tiếng Anh ( IELTS, TOEFL…. ).

(iii) Giấy chứng nhận đăng ký vào một cơ sở đào tạo tại Pháp (thời gian học ít nhất 6 tháng).

(iv) Giấy chứng nhận phỏng vấn (Attestation d’entretien) hoặc miễn phỏng vấn (Dispense d’entretien) Campus France.

(v) Bản sao giấy khai sinh.

(vi) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đã công chứng.

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc truy cập Du học

Thủ tục đăng ký du học tại Pháp

Bước 1: Học và thi chứng chỉ tiếng Pháp

Học và thi chứng chỉ tiếng Pháp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mỗi bậc học ngành học tại Pháp sẽ quy định yêu cầu riêng về trình độ tiếng. Tuy vậy trình độ thạc sĩ và cử nhân đều có yêu cầu phải đạt bằng B2 về trình độ tiếng. Bởi thế nếu bạn có kế hoạch du học tại Pháp hãy trau dồi trình độ tiếng Pháp một cách hợp lý nhất.

Hiện nay có hai loại Chứng chỉ tiếng Pháp là TCF và DELF. Tùy vào yêu cầu quy định của mỗi Trường cũng như trình độ, bạn có thể lựa chọn thi chứng chỉ sao cho phù hợp nhất. Chứng chỉ tiếng là một điều kiện tiên quyết trong bộ hồ sơ, các bạn hãy chú ý lịch thi (TCF/DELF) để tiến hành đăng ký thi. Đặc biệt bạn phải có chứng chỉ tiếng trước khi tham gia phỏng vấn.

Bước 2: Khai hồ sơ điện tử Campus France

Khai hồ sơ điện tử Campus France
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đây là một bước vô cùng quan trọng bắt buộc các du học sinh phải thực hiện để dự tuyển vào các trường Đại học tại Pháp.

Bạn cần lập tài khoản cá nhân và tiến hành điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ du học trên trang web chính thức của Campus France. Việc khai hồ sơ sẽ được thực hiện vào cuối tháng 3 đối với chương trình của nhân năm 3 và chương trình thạc sỹ, giữa tháng 11 và kết thúc vào 22/01 đối với chương trình cử nhân năm 1 năm 2. Sau khi lập tài khoản hồ sơ xong, bạn sẽ nhận được một mã code cá nhân và bạn cần phải ghi nhớ cẩn thận mã code này để sử dụng liên hệ với văn phòng Campus.

Hồ sơ điện tử bao gồm 3 phần: phần điền thông tin cá nhân, phần thông tin về các chương trình học tại Pháp và cuối cùng là xác nhận với cơ quan Campus France. Sau khi tiến hành điền đầy đủ thông tin, bạn gửi yêu cầu xác nhận là hoàn tất quá trình làm hồ sơ điện tử. Kết quả hồ sơ sẽ được thông báo qua mail để bạn có thể bổ sung nếu thông tin hồ sơ có xảy ra thiếu sót. 

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ du học tại Pháp

Chuẩn bị hồ sơ du học
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ quan thực hiện xác nhận và xử lí hồ sơ du học Pháp là Campus France, vì vậy bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ bản sao có dịch công chứng tiếng Pháp theo quy định. Thêm vào đó bìa ngoài hồ sơ cần rõ họ tên và số hiệu cá nhân trên CampusFrance.

Bước 4: Phỏng vấn Campus France

Phỏng vấn Campus France
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bạn sẽ tiến hành đặt hẹn cho buổi phỏng vấn trên tài khoản Campus France. Mục đích của buổi phỏng vấn nhằm xác thực thông tin trên hồ sơ cũng như hỏi thêm về thông tin bổ sung. Nội dung được hỏi trong buổi phỏng vấn sẽ liên quan đến những thông tin bạn đã thực hiện khai trên hồ sơ: về quá trình học tập, dự định nghề nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp… Bởi thế hãy lưu ý chuẩn bị kĩ lưỡng các vấn đề này để có được những câu trả lời thuyết phục nhất.

Ngôn ngữ sử dụng trong buổi phỏng vấn có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp phụ thuộc vào chương trình học của bạn. Khi tham gia buổi phỏng vấn, bạn cần mang theo bộ hồ sơ công chứng và giấy tờ gốc đã chuẩn bị trước đó. Buổi phỏng vấn sẽ diễn ra trong thời gian từ 20 – 30 phút. Sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn, bạn sẽ được cung cấp giấy chứng nhận đã trải qua buổi phỏng vấn. Bạn cần giữ cẩn thận bởi đây là tài liệu quan trọng bắt buộc khi nộp hồ sơ xin visa.

Bước 5: Chờ phản hồi từ trường đại học

Chờ phản hồi từ trường đại học
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đây là bước quan trọng quyết định đến những bước tiếp theo trong quá trình du tại học Pháp. Bạn hãy chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận kết quả một cách tốt nhất. Kết quả thường sẽ được thông báo trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7.

Bước 6: Nộp hồ sơ xin Visa

Nộp hồ sơ xin Visa
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khi đã nhận được phản hồi từ trường Đại học tại Pháp và có được giấy thông qua vòng phỏng vấn Campus. Du học sinh có thể hẹn lịch phỏng vấn visa qua bộ phận làm visa của Lãnh sự quán tại TP.HCM hoặc Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội.

Đây là một bước quan trọng nên cần được chuẩn bị ki lưỡng, đầy đủ để tránh những sai sót không đáng có. Một bộ hồ sơ xin visa đầy đủ bao gồm:

(i) Mẫu đơn xin visa dài hạn điền đầy đủ theo mẫu.

(ii) 3 ảnh (nền trắng: cỡ 3,5×4,5cm).

(iii) Bản sao hộ chiếu (còn hiệu lực nhiều hơn 6 tháng so với hiệu lực visa).

(iv) Giấy khai sinh (dịch sang tiếng Pháp, công chứng).

(v) Giấy báo nhập học hoặc tham gia thi tuyển vào một trường của Pháp.

(vi) Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính.

(vii) Giấy chứng nhận nơi ở.

(viii) Các giấy tờ có thể chứng minh trình độ học vấn (bản sao bằng mới nhất, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hay thẻ sinh viên mới nhất, chứng chỉ nhập học)

(iv) Chứng chỉ chứng minh trình độ tiếng Pháp.

Xem thêm thông tin tại Luật hành chính mới nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây