Quy định về xe tập lái, người ngồi trên xe tập lái

0
276

Quy định về xe tập lái, người ngồi trên xe tập lái. Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định chi tiết về các tiêu chuẩn, điều kiện. Quy định về xe tập lái, người ngồi trên xe tập lái. Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định chi tiết về các tiêu chuẩn, điều kiện.

tố cáo theo quy định
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Hiện nay hiện tượng xe tập lái gây tai nạn trên đường xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân có thể là do yếu tố kỹ thuật của xe tập lái hoặc do các vi phạm chủ quan của giáo viên dạy thực hành và học viên tập lái xe. Để hạn chế những rủi ro này, về điều kiện tham gia giao thông, Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Bên cạnh đó, xe tập lái và người ngồi trên xe tập lái phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1, Đối với xe tập lái

Theo quy định tại Khoản 12, Điều 5 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT xe tập lái khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

– Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Cơ sở đào tạo lái xe có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E; đối với xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo.

– Xe ô tô tải để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên.

– Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.

– Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng.

– Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học.

– Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc.

– Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu.

– Xe mô tô ba bánh, máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu.

– Có giấy phép xe tập lái do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện.

2, Đối với người ngồi trên xe tập lái

a, Học viên tập lái xe

Căn cứ Điều 8 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, người học lái xe phải có các điều kiện sau đây:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

+ Hạng B1 (số tự động) lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Hạng C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

b, Giáo viên dạy thực hành

Theo quy định tại Khoản 9 và Khoản 11, Điều 5 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT giáo viên dạy thực hành cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

– Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.

– Có đủ sức khỏe theo quy định.

– Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm; cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật.

– Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (trừ giáo viên đã được cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe).

– Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên.

– Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

Cơ sở đào tạo lái xe, học viên tập lái xe, giáo viên dạy thực hành cần tuân thủ đầy đủ các quy định trên để đảm bảo quá trình sát hạch lái xe được tiến hành hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa rủi ro.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây