Quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự

0
25

Khái niệm về người làm chứng được đề cập đến trong luật tố tụng dân sự và tố tụng hình sự với định nghĩa khác nhau dựa trên góc nhìn pháp lý. Bài viết sẽ phân tích và làm sáng tỏ cách hiểu của hệ thống pháp luật hình sự về người làm chứng.

Trong quan hệ pháp luật nói chung, người làm chứng là người có đủ điều kiện do pháp luật quy định, có mặt và trực tiếp làm chứng cho việc xảy ra của một sự kiện pháp lí nhất định.

Quy định về người làm chứng

1 – Khái niệm về người làm chứng

Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội quy định về người làm chứng như sau: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết của vụ án đang điều tra, được cơ quan có thấm quyền tiến hành lấy lời khai về những hiểu biết đó của họ theo đúng trình tự, thủ tục mà luật tổ tụng hình sự quy định”.

Theo định nghĩa trên đây thì người làm chứng có hai đặc trưng cơ bản:

Trước hết, người làm chứng phải là người biết được những tình tiết của vụ án đang điều tra (có thể biết trực tiếp hay gián tiếp).

Người làm chứng phải là người được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn và triệu tập lấy lời khai theo trình tự, thủ tục luật định.

Trong thực tiễn điều tra, có nhiều người biết những tình tiết của vụ án nhưng không trở thành người làm chứng, bởi vì hoặc là luật quy định những trường hợp này không được làm chứng; hoặc do cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần thiết phải triệu tập họ để lấy lời khai với tư cách người làm chứng trong vụ án.

Những người biết các tình tiết của vụ án được cơ quan có thẩm quyền triệu tập lấy lời khai thì phải có nghĩa vụ làm chứng, nếu họ từ chối hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ làm chứng (mà không có lý do chính đáng) thì có thể phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự 2015.

Người làm chứng được quy định cụ thể tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

“1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn”.

Xem thêm: Phân tích khái niệm và phân loại thực nghiệm điều tra

Xem thêm:  Đi thực tế xem xét, thẩm định tại cho thực nghiệm điều tra 

Quy định về người làm chứng

2 – Thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự

(i) Tính khách quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:

Chứng cứ được dùng là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.Tính khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không.Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không phải là chứng cứ. Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ được sinh ra.

(ii) Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:

Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh.Những gì có thật phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.

(iii) Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự:

Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.
Những gì được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính trên. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.
Tổng hợp từ Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây