Kế hoạch điều tra vụ án hình sự

0
12
  1. Khái niệm

Điều tra vụ án là một công việc phức tạp, hệ trọng, đòi hỏi tính khách quan và tính xác thực cao. Quá trình điều tra, ngoài sự điều chỉnh của luật hình sự và luật tố tụng hình sự còn chịu tác động của nhiều yếu tố, nhiều sự ràng buộc của các mối quan hệ khác nhau. Kế hoạch điều tra trước hết đáp ứng những đòi hỏi của pháp luật và các yếu tố điều chỉnh khác. Nó đảm bảo cho quá trình điều tra diễn ra bình thường theo dự kiến và có chuẩn bị chu đáo, dự báo được các khả năng xảy ra và kết quả của nó.

Lập kế hoạch điều tra là hoạt động tư duy của điều tra viên trên cơ sở nghiên cửu tài liệu vụ án và những tài liệu khác có liên quan, cũng như những khả năng chủ quan của cơ quan điều tra để thiết lập một bản kế hoạch điều tra cụ thể đoi với vụ án hoặc đoi với một hoạt động điều tra.

Bản kế hoạch điều tra là sản phẩm của kế hoạch điều tra. Nó là bức tranh toàn cảnh, mang tính chất dự kiến, nhưng có cơ sở thực tể của cuộc điều ưa được xác lập trong giai đoạn đầu và tiếp tục bổ sung, sửa đổi trong toàn bộ tiến trình điều tra vụ án.

  1. Nhiệm vụ lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự

  • Thu thập, nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, thông tin phản ánh về hoàn cảnh diễn ra, diễn biến của vụ án, bối cảnh sẽ tiến hành các hoạt động điều tra vụ án.
  • Xác định yêu cầu, nhiệm vụ điều tra vụ án.
  • Lựa chọn các hoạt động điều tra và các hoạt động bổ trợ kiểm tra các giả thuyết điều tra đã đưa ra, làm rõ các vấn đề xuất hiện từ các giả thuýết đó, xác định những vấn đề cần chứng minh làm rõ trong vụ án mà cuộc điều tra phải giải quyết.
  • Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho các cán bộ điều tra, chuẩn bị phương tiện, dự kiến thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra.
  • Dự kiến các lực lượng tham gia điều tra vụ án và mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình điều tra.

– Tính toán các điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo tiến hành các hoạt động điều tra và các hoạt động khác được thuận lợi.

  1. Nguyên tắc lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự

    (i) Đảm bảo tính tối ưu của lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Nguyên tắc này có những nội dung cơ bản sau:

  • Tối ưu trong việc lựa chọn phương án điều tra tương ứng với các tình huống cụ thể.
  • Tối ưu trong việc xác định trình tự để đạt được những mục đích cụ thể, giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động điều tra nói chung, từng biện pháp cụ thể nói riêng theo con đường ngắn nhất tiến tới khám phá vụ án.
  • Tối ưu trong việc sử dụng lực lượng, phương tiện trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra.
  • Tối ưu trong việc sử dụng thời gian.
  • Tối ưu trong việc chi phí tài chính cho các hoạt động điều tra khám phá vụ án hình sự.

Các nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính tối ưu của việc lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự thực chất là các khía cạnh của một vấn đề thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, đảm bảo cho công tác điều tra khám phá vụ án hình sự đạt kết quả cao nhất.

(Đảm bảo tính linh hoạt của lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Nguyên tắc này có các nội dung:

  • Quá trình điều tta, khám phá vụ án hình sự là một quá trình “động”, các điều kiện để lập kế hoạch điều tra luôn luôn có sự thay đổi đòi hỏi các điều tra viên phải nhận thức chính xác, kịp thời các thay đổi này, từ đó bổ sung, sửa đổi kế hoạch cho phù hợp.
  • Điều tra viên phải luôn luôn phân tích, đánh giá tình hình một cách kịp thời, trên cơ sở các thông tin mới, điều kiện, hoàn cảnh mới mà bổ sung, điều chỉnh hoặc lập kế hoạch điều tra mới khi các cơ sở lập kế hoạch điều tra thay đổi, tình huống điều tra mới xuất hiện.
  • Việc lựa chọn thời gian, lực lượng, phương tiện… để tiến hành hoạt động điều tra phải hết sức linh hoạt, phát huy được năng lực, sở trường của từng điều tra viên và hiệu quả của các phương tiện.

(iii) Đảm bảo tính cá biệt của bản kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Bản kế hoạch điều tra vụ án hình sự là sản phẩm của quá trình lập kế hoạch điều tra. Mỗi vụ phạm tội đều có những đặc điểm cá biệt. Việc nhận thức đúng đắn về đặc điểm vụ phạm tội và tổ chức các hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm mặc dù có điểm chung, nhưng luôn luôn mang tính cá biệt. Vì thế, quá trình lập kế hoạch điều tra phải đảm bảo tính cá biệt. Nhờ đó mà mỗi bản kế hoạch điều tra phù hợp với thực tiễn điều tra, phù hợp với từng tình huống điều tra.

(iv) Đảm bảo tính khả thi của bản kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Quá trình lập, điều chỉnh kế hoạch điều tra vụ án hình sự phải quán triệt các nội dung: mục đích, nhiệm vụ điều tra vụ án đã xác định phải thực tế; các biện pháp, phương tiên dự kiến trong kế hoạch điều tra phải phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan điều tra; lực lượng dự kiến có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; kế hoạch điều tra phải được thực hiện vào thời gian sớm nhất; địa điểm, không gian dự kiến trong kế hoạch phải tạo thuận lợi cho các hoạt động điều tra sẽ tiến hành.

(v) Đảm bảo tính pháp chế của kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Trong quá trình lập kế hoạch điều tra, điều tra viên phải lựa chọn và tiến hành các hoạt động điều tra và phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra… nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Quá trình lập kế hoạch, điều tra viên phải chấp hành nguyên tắc pháp chế trên các nội dung: tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tồ chức điều tra hình sự và các vãn bản pháp luật có liên quan về thẩm quyền, thủ tục và trình tự tiến hành các biện pháp điều tra; tôn trọng và bảo vệ quyền của người tham gia tố tụng hình sự.

(vi) Đảm bảo tính khoa học của lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự

Để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch điều tra vụ án hình sự, đòi hỏi chủ thể hoạt động này phải vận dụng tổng hợp tri thức của một số lĩnh vực khoa học. Đó là các quy luật của quá trình nhận thức, tư duy, quy luật của quá trình tổ chức lao động; quy luật tâm lý học tư pháp; quy luật của quá trình diễn ra, hình thành thông tin về vụ phạm tội và thủ phạm; quy luật của quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ.

Chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc trên là sự đảm bảo cho quá trình lập kể hoạch điều tra vụ án hình sự đạt kết quả cao nhất, nâng cao chất lượng công tác điều tra vụ án hình sự.

  1. Lập kế hoạch điều tra vụ án

Kế hoạch điều tra được lập gồm kể hoạch điều tra toàn bộ vụ án, kế hoạch tiến hành từng hoạt động điều tra riêng biệt, ở một số vụ án, trong giai đoạn điều tra ban đầu có thể chưa xây dựng được kế hoạch điều tra bằng văn bản mà chỉ mới phác hoạ được một số nét trong tư duy của cán bộ điều tra. Nhờ kết quả của những hoạt động điều tra ban đầu mà điều tra viên có khả năng bắt tay xây dựng kế hoạch điều tra dưới hình thức văn bản.

(i) Nội dung lập một bản kế hoạch điều tra dưới hình thức văn bản gồm:

  • Giả thuyết điều tra.
  • Các vấn đề càn làm rõ trong vụ án.
  • Các hoạt động điều tra và các hoạt động bổ trợ khác càn được áp dụng.
  • Thời gian, địa đỉểm, trình tự thực hiện các hoạt động điều tta.
  • Người sẽ thực hiện các hoạt động đỉều tra.
  • Những điều kiện cần thiết đảm bảo cho các hoạt động điều tra tiến hành bình thường (vật chất, kỹ thuật, tinh thần cho cuộc điều tra).
  • Những bất trắc có thể xảy ra và cách giải quyết (các phương án xử lý)

(ii) Trình tự lập kế hoạch điều tra gồm các bước

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu đã có và các giả thuyết điều tra đã được nêu ra, áp dụng những biện pháp thích hợp thu thập thêm những tài liệu khác cần thiết cho xây dựng kế hoạch.

Bước 2: Phân tích các tài liệu, các giả thuyết,tính toán các khả năng cụ thể.

Bưởc 3: Dự thảo kế hoạch. Trong trường hợp có nhóm điều tra thì cần thảo luận dự thảo kế hoạch đó với sự tham gia của các thành viên ữong nhóm.

Bưởc 4: Viết kế hoạch điều tra chính thức và trình lãnh đạo có thẩm quyền thông qua.

  1. Lập kế hoạch từng hoạt động điều tra cụ thể

Trong thực tiễn, việc tiến hành các hoạt động điều tra ở nhiều trường hợp rất phức tạp đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng công việc khá lớn, bao gồm nhiều lực lượng tham gia. Các hoạt động như bắt, khám xét, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra khi tiến hành đều đòi hỏi phải có kế hoạch riêng. Lập kế hoạch điều tra từng hoạt động điều tra cụ thể là cụ thể hoá kế hoạch chung điều tra vụ án. Nó thường do các điều tra viên xây dựng trong phạm vi trách nhiệm được phân công.

Những việc cần phải làm khi lập kế hoạch từng hoạt động điều tra riêng:

  • Nghiên cứu tài liệu đã có.
  • Nghiên cứu kế hoạch điều tra vụ án.
  • Xác định các nhiệm vụ cần giải quyết trong quá ưình tiến hành hoạt động điều tra.
  • Xác định trình tự giải quyết nhiệm vụ.
  • Lựa chọn các biện pháp, chiến thuật có hiệu quả.
  • Xác định các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết.
  • Giải quyết vấn đề sử dụng các tài liệu và phương tiện nghiệp vụ.
  • Xác định những người tham gia và nhiệm vụ của từng người trong quá trình tiến hành hoạt động điều ữa.
  • Dự kiến những tình huống bất ttắc xảy ra và cách giải quyết.
  • Hình thành kế hoạch bằng văn bản và trình lãnh đạo có thẩm quyền thông qua.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây