Phân tích các nguyên tắc của thực nghiệm điều tra

0
27

Phân tích các nguyên tắc của thực nghiệm điều tra

         Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, có mục đích thu thập, kiểm tra chứng cứ, kiểm tra các giả thuyết điều tra phục vụ việc điều tra và xử lý vụ án hình sự. Khi thực hiện thực nghiệm điều tra cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

1 – Khái niệm thực nghiệm điều tra

        “Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự.”

         Đối với những tài liệu, tình tiết đã thu thập được trong giai đoạn điều tra nhưng chưa xác định được tính khách quan và mức độ tin cậy của chúng, cơ quan điều tra có thể tổ chức thực nghiệm điều tra để kiểm tra, xác minh những tài liệu, tình tiết đó. 

         Bản chất của thực nghiệm điều tra là tiến hành các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt. Cơ sở để tổ chức các hoạt động đó là lời khai của những người tham gia tố tụng như bị can, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng hay giả thuyết điều tra của điều tra viên về hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm ưa, xác minh. Căn cứ vào lời khai của họ và các tài liệu đã thu thập được, cơ quan điều tra có thể xác định được loại thực nghiệm điều tra cần tổ chức, mục đích cụ thể cần đạt được cũng như các điều kiện cụ thể cần tái tạo để tiến hành, hoạt động này.

2 – Nguyên tắc của thực nghiệm điều tra

[1] Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

        Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, có mục đích thu thập, kiểm tra chứng cứ, kiểm tra các giả thuyết điều tra phục vụ việc điều tra và xử lý vụ án hình sự. Vì vậy, thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong khuôn khổ và theo trình tự thủ tục do pháp luật, mà chủ yếu là luật tố tụng hình sự, quy định. Cụ thể, cần quán triệt một số vấn đề sau:

  • “Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hướng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra” (khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự);
  • Không được gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân khi tiến hành thực nghiệm điều tra;
  • Không được gây ảnh hưởng xấu tới phong tục tập quán, đạo đức, điều kiện sinh hoạt bình thường của nhân dân nơi tiến hành thực nghiệm điều ưa;
  • Tiến hành thực nghiệm điều ưa phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định (các Điều 204, 205 Bộ luật tố tụng hình sự).

Xem thêm: Phân tích khái niệm và phân loại thực nghiệm điều tra

Xem thêm:  Đi thực tế xem xét, thẩm định tại cho thực nghiệm điều tra 

[2] Tôn trọng sự thật khách quan

        Kết quả thực nghiệm điều tra được cơ quan điều tra sử dụng làm cơ sở để kiểm tra và đánh giá tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai của những người tham gia tố tụng, vật chứng hay giả thuyết điều tra. Vì vậy, bản thân hoạt động này cũng phải được tiến hành trên nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan, tránh mọi biểu hiện áp đặt ý chí chủ quan hay định kiến. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần phải chú ý những vấn đề sau:

  • Thực nghiêm điều tra phải được tiến hành trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra đã diễn ra trong thực tế;
  • Không được gò ép, bắt buộc, gợi mớm, lừa phỉnh, dụ dỗ hoặc có những biểu hiện sai trái khác với những người diễn lại hoặc làm thử;
  • Phải có thái độ nghiêm túc, khách quan khi phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm điều tra cũng như bản thân cuộc thực nghiệm điều tra.

Tổng hợp từ nguồn: Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây