Khái niệm và trình tự tổ chức điều tra vụ án hình sự

0
28

Khái niệm và trình tự tổ chức điều tra vụ án hình sự

Điều tra vụ án hình sự là một công việc phức tạp, có tính hệ trọng. Việc tổ chức điều tra vụ án hình sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật vè đảm bảo thực hiện đúng những trình tự, nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, tổ chức của cơ quan điều tra do pháp luật quy định.

Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của khám xét

 1 – Khái niệm

Tổ chức điều tra vụ án hình sự là hoạt động định hưởng điều tra; xác định nội dung và trình tự giải quyết những nội dung đó trong các giai đoạn điều tra; tổ chức các lực lượng, phương tiện cũng như tính toán hợp lý các hoạt động điều tra và các hoạt động bổ trợ trong mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm giải quyết thành công những nhiệm vụ điều tra của vụ án hình sự.

Điều tra vụ án hình sự là một công việc phức tạp, có tính hệ trọng, chịu sự điều chỉnh của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật và nghiệp vụ đã được xác định. Bởi vậy, phải đặc biệt coi trọng công việc tổ chức điều tra vụ án hình sự.

Xem thêm: Cơ sở phương pháp điều tra hình sự

Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

2 – Trình tự tổ chức điều tra vụ án hình sự

[1] Giai đoạn điều tra ban đầu

  • Tiếp nhận và xử lý tin báo.
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ; xác định cơ sở khởi tố, thời điểm khởi tố; khởi tố vụ án hình sự theo tội danh nào; khởi tố ai với tư cách bị can và về tội gì.

“Tổ chức các hoạt động điều tra cấp bách như các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại…

  • Tồ chức mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng, phương tiện, biện pháp trong giai đoạn điều tra ban đầu.
  • Soạn thảo một kế hoạch điều tra toàn diện, hợp lý cho quá trình điều tra vụ án hình sự.

Trường hợp vụ án có hiện trường thì giai đoạn điều tra ban đầu thường được bắt đầu từ việc điều tra tại hiện trường. Tuỳ theo tình huống tội phạm xảy ra mà các hoạt động điều tra tại hiện trường được tiến hành một cách phù hợp. Nói chung, những hoạt động điều tra tại hiện trường là những hoạt động cấp bách mà trung tâm của nó là tiến hành khám nghiệm hiện trường. Ngoài ra, còn có những hoạt động quan trọng khác như: cấp cứu người bị nạn và ngăn chặn các thiệt hại còn tiếp diễn (nếu có); truy tìm, truy bắt kẻ phạm tội đang lẩn trốn; phát hiện, thu giữ dấu vết, vật chứng của vụ án; hỏi người bị bắt; lấy lời khai người biết việc, người làm chứng; tổ chức bảo vệ hiện trường, áp dụng những biện pháp thích hợp để bảo vệ các dấu vết, vật chứng khỏi bị hư hỏng; tiến hành khám nghiệm hiện trường…

Điều tra tại hiện trường là công việc có thể thu hút nhiều lực lượng khác nhau tham gia. Vai trò của điều tra viên là tổ chức khám nghiệm hiện trường; phối hợp với các lực lượng để tiến hành những hoạt động cấp bách tại hiện trường.

[2] Giai đoạn điều tra làm rõ vụ án

Giai đoạn này chủ yếu là tiến hành các hoạt động điều tra nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ như khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng… và một số biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giam…

Các hoạt động điều tra tập trung kiểm tra các giả thuyết điều tra, thu thập các tài liệu, chứng cứ làm rõ tình tiết của vụ án.

[3] Giai đoạn kết thúc điều tra vụ án

Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra ra một trong hai quyết định: đình chỉ điều tra khi có căn cứ tại điều 230 bộ luật tố tụng hình sự hoặc đề nghị truy tố khi có căn cứ quy định tại điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong trường hợp đề nghị truy tố, cơ quan điều tra cần tập trung vào những công việc sau đây:

  • Kiểm tra lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trên các mặt: mức độ chính xác, giá trị chứng minh, tính họp pháp của chứng cứ.
  • Xem xét những khía cạnh về phòng ngừa và mớ rộng công tác đấu tranh chống tội phạm đã được đáp ứng đầy đủ hay chưa.
  • Hoàn thiện cấc văn bản, các thủ tục pháp lý, xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ điều tra hình sự.
  • Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý vụ án hình sự và các bị can trong vụ án đó.
  • Thực hiện những mối quan hệ phối hợp cần thiết với các lực lượng, các ngành hữu quan để giải quyết những vấn đề kết thúc điều tra vụ án hình sự.

Sau khi đã nghiên cứu và đưa ra đề xuất xử lý thì điều tra viên phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan điều tra để có chủ trương cuối cùng trong khuôn khổ thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra.

Việc đưa ra những kiến nghị về các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phạm tội đối với các cơ quan hữu quan có thể được tiến hành trong quá trình điều tra vụ án hoặc sau khi kết thúc điều tra.

Giai đoạn kết thúc điều tra cần tập trung mối quan hệ với Viện kiểm sát cùng cấp.

Nguồn: Giáo trình khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây