Khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn, thủ tục thế nào?

0
285

Dù cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn với nhau nhưng trẻ sinh ra vẫn có quyền được khai sinh. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn dưới đây sẽ giúp cha/mẹ trẻ không bỡ ngỡ khi tiến hành khai sinh cho con.

Khai sinh cho con

Đăng ký khai sinh cho con nhưng bỏ trống tên cha

Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.

Theo đó, trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha mẹ có nghĩa vụ khai sinh cho con nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo.

Theo hướng dẫn tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”

Điều 13 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Căn cứ các quy định trên, trẻ sẽ được khai sinh tại UBND cấp xã nơi người mẹ cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Người đi khai sinh cho trẻ nộp tờ khai theo mẫu; Giấy chứng sinh; Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú của mẹ cho UBND cấp xã để tiến hành khai sinh cho trẻ.

Lúc này, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của trẻ được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về cha trong Giấy khai sinh của trẻ được để trống.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Đăng ký khai sinh có tên cha

Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con có tên cha thì cần tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:

(i) Thủ tục nhận cha con

(ii) Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị:

(i) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

(ii) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh;

(iii) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

Các giấy tờ này được nộp cho UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ để được giải quyết.

Nội dung Giấy khai sinh được xác định như sau:

(i) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

(ii) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

(iii) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

(iv) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Xem thêm: Điều kiện thay đổi họ, tên, tên đệm trên giấy khai sinh gốc

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây