Thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

0
15

Thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Vì vậy, pháp luật không yêu cầu mà doanh nghiệp đều phải có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Đồng thời, việc thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là quyền của người lao động mà không ai được phép cản trở hay gây khó khăn đối việc thực hiện các quyền này. 

Những động cơ tâm lý thúc đẩy hoặc kìm hãm người làm chứng khai báo

Khái niệm tổ chức đại diện người lao động

Pháp luật lao động trao cho người lao động (NLĐ) quyền tự do lập hội thể hiện qua quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; thương lượng tập thể với người sử dụng lao động (NSDLĐ); tham gia quá trình ký kết thỏa ước lao động tập thể; được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ và những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ là thành viên của mình; đại diện cho NLĐ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được NLĐ ủy quyền; tổ chức và lãnh đạo đình công. Có thể nói, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có trách nhiệm tham gia, đóng góp ý kiến đối với đa số các vấn đề lao động chính yếu đối với NLĐ trong DN. 

Tổ chức đại diện NLD tạo cơ sở là một khái niệm mới trong PLLĐ, chỉ được quy định từ BLLĐ hiện hành, bao gồm Công Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là một khái niệm mới trong đoàn cơ sở và tổ chức đại diện NLĐ tại DN. Trước đây, vai trò đại diện NLĐ trong mối quan hệ lao động thuộc về BCHCĐ cơ sở hoặc trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của BCH CĐ cấp trên trực tiếp đối với trường hợp DN, tổ chức nào chưa thành lập được công đoàn cơ sở. Tuy nhiên hiện nay, bên cạnh Công đoàn – một tổ chức chính trị – xã hội đã tồn tại từ lâu trong hệ thống xã hội Việt Nam, NLĐ còn có một sự lựa chọn khác nữa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong mới quan hệ lao động với NSDLĐ, đó là thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động tại tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Đồng thời, pháp luật quy định rõ là các tổ chức này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trong mối quan hệ lao động. Việc đặt ra chế định mới này nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). 

Chiến thuật khám xét người

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lao động

Xem thêm: Nội dung cơ bản của nội quy lao động

Thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

[1] Thành lập và gia nhập Công đoàn cơ sở 

Ở những nơi đã có Công đoàn cơ sở, NLĐ sẽ gia nhập và hoạt động công đoàn tại Công đoàn cơ sở và Công đoàn cơ sở sẽ đại diện cho NLĐ để đưa ra tiếng nói của NLĐ và được bảo vệ quyền lợi trong mối quan hệ đối trọng với DN. 

Ở những nơi chưa có Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi được NLĐ ở đó yêu cầu. Đồng thời, Công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, DN để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. 

Công đoàn cơ sở chỉ được thành lập khi có 05 người trở lên (bao gồm NLĐ đang là đoàn viên công đoàn và NLĐ có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở. Như vậy, trái với suy nghĩ của nhiều người là DN sẽ quyết định việc thành lập công đoàn cơ sở, đây là quyền thuộc về NLĐ. DN có trách nhiệm tạo điều kiện cho NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn và không thể quyết định thay các quyền này của 

[2] Thành lập và gia nhập Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp 

Khác với hệ thống pháp luật về Công đoàn đã được xây dựng một cách chi tiết trong nhiều năm tồn tại và hoạt động, Tổ chức của NLĐ tại DN là một tổ chức mới và do đó các quy định về việc thành lập, hoạt động của nó mới chỉ được quy định một cách sơ lược tại BLLĐ hiện hành và chưa được quy định chi tiết tại các văn bản hướng dẫn thi hành. 

Theo BLLĐ, Tổ chức của NLĐ tại DN được thành lập trên cơ sở tự nguyện khi có số lượng tối thiểu thành viên là NLĐ của DN theo quy định của Chính phủ, và chỉ được hoạt động hợp pháp sau khi đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm Ngoài ra, Tổ chức của NLĐ tại DN còn có thể gia nhập Công đoàn Việt Nam và thủ tục này sẽ được thực hiện theo pháp luật về công đoàn. 

Nguồn: Sổ tay pháp luật lao động – LS. Lê Hữu Phước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây