Người lao động không được đình công trong các trường hợp nào?

0
236

Đình công là một quyền của người lao động. Tuy nhiên, pháp luật có hạn chế quyền này của người lao động. Vậy người lao động không được đình công trong các trường hợp nào?

Điều kiện mua nhà ở hình thành trong tương lai
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các trường hợp không được đình công

Để đỏi hỏi lợi ích cho mình, người lao động có thể tiến hành đình công. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ luật lao động 2012, người lao động không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.

Nghị định 41/2013/NĐ-CP quy định danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Trong đó, đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:

Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;

Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;

Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công

Nhiều người lo lắng là nếu không được đình công tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thì khi xảy ra các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì giải quyết như thế nào? Chính vì thế mà Nghị định 41/2013/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

Bước 1: Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể

 Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động:

Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp;

Thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính để cử hòa giải viên lao động hoặc cử người trực tiếp hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể;

Thực hiện những nội dung đã được hai bên thống nhất ngay sau khi kết thúc phiên họp thương lượng tập thể. Trường hợp thương lượng không thành, mỗi bên có văn bản đề nghị Hội đồng trọng tài lao động nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính xem xét, giải quyết.

Bước 2: Hội đồng trọng tài lao động tổ chức hòa giải

Hội đồng trọng tài lao động tổ chức hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cho người lao động.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động hoặc Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc hòa giải.

Các bên phải thực hiện ngay các thỏa thuận đã đạt được ghi trong biên bản hòa giải.

Bước 3: Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết

Bước này chỉ thực hiện nếu một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành hoặc sau 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có văn bản kiến nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính và công đoàn cấp trên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

Bước 4: Đưa ra kết luận cuối cùng

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kiến nghị của tập thể lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn cùng cấp, các cơ quan liên quan của tỉnh, thành phố và Bộ, ngành là đại diện chủ sở hữu của đơn vị sử dụng lao động không được đình công đóng trên địa bàn giải quyết kiến nghị của tập thể lao động.

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là kết luận cuối cùng mà hai bên phải chấp hành.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây