Lừa đảo vay tiền nhưng không trả được nợ

0
255

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một người bạn làm hồ sơ vay của ngân hàng FE. Chị ấy dùng tên và số điện thoại của tôi trong mục người liên hệ. Mấy tháng nay chị ấy trả chậm cho ngân hàng và ngân hàng liên tục gọi cho tôi và báo rằng sẽ kiện ra tòa vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy tôi có gọi cho chị ấy thì có khi chị ấy không nghe máy hoặc nghe máy thì chị ấy bảo là có trả cho ngân hàng và bảo tôi rằng không sao. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp chị ấy bị kiện ra tòa thì tôi có bị liên quan gì không? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư! Chân thành cảm ơn!

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.

– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên, bạn của bạn là người vay tiền do đó bạn của bạn có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn. Nếu bạn của bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết.

Trong hồ sơ vay tiền của bạn bạn và ngân hàng để tên bạn ở mục người liên hệ nên Toà án có thể sẽ mời bạn tham dự phiên toà với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Như vậy, khi Toà án hoặc đương sự trong vụ án dân sự (nguyên đơn là phía bên Ngân hàng hoặc bị đơn là bạn của bạn) có yêu cầu đưa bạn tham gia tố tụng thì bạn có nghĩa vụ phải tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan.

Về nghĩa vụ trả nợ, bạn của bạn vay thì có nghĩa vụ trả, bạn không có nghĩa vụ liên đới trả nợ cùng bạn của bạn.

Về việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

– Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Khách thể: Xâm phạm quan hệ sở hữu.

– Các dấu hiệu về mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan là chiếm đoạt; chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối: Chồng bạn có hay không có sự lừa dối ngay từ khi giao kết hợp đồng vay tiền (ký kết hợp đồng vay tiền là sự giả tạo để thực hiện mục đích khác); và sau khi vay được tiền thì chồng bạn có hành vi chiếm đoạt số tiền đó không (không trả lãi, cố tình không trả tiền khi người cho vay đòi lại…).

+ Hậu quả là sự thiệt hại về tài sản: Thiệt hại xảy ra với bên vay tiền là không đòi lại được khoản tiền cho vay và tiền lãi theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

– Các dấu hiệu về mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý, mong muốn chiếm đoạt được tài sản đó.

Việc bạn của bạn có bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt hay không thì cơ quan điều tra phải làm rõ hành vi của bạn bạn có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu trên hay không. Nếu đầy đủ yếu tố cấu thành thì bạn của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo quy định của Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Còn đối với bạn chỉ là người có tên trong danh sách thông tin liên lạc thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây