Những bước đơn giản để nhập khẩu thực phẩm

0
95

Bạn muốn nhập khẩu thực phẩm nhưng có những thắc mắc băn khoăn về điều kiện, phương thức kiểm tra cũng như hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu, trình tự thủ tục kiểm tra… Vậy bạn hãy đọc bài viết dưới đây để có thê hiểu rõ hơn các bước để có thể nhập khẩu thực phẩm.

nhập khẩu thực phẩm
nhập khẩu thực phẩm

Điều kiện đảm bảo an toàn về quy định nhập khẩu thực phẩm

1. Điều kiện chung: (Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010)

  • Đạt đủ quy chuẩn kỹ thuật, tuân theo quy định, quy chế, nguyên tắc về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, lượng (hoá chất) còn đọng lại do không phân huỷ, không thoát hết đi được của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, nhân tố gây ô nhiễm và các loại chất khác trong thực phẩm mà nó gây hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người.
  • Tùy từng loại thực phẩm, phải tuân thủ, đáp ứng đuọc một hoặc một số quy định được viết dưới đây:

a) Quy định về dùng phụ gia, chất hỗ trợ để chế biến trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

b) Hoặc về việc bao gói và ghi nhãn cho thực phẩm.

c) Hoặc về bảo quản thực phẩm.

2. Điều kiện riêng: ( quy định chi tiết tại Điều 38 LATTP 2010)

  • Bắt buộc phải đăng ký đuộc bản công bố hợp quy tại nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu bất kỳ loại thực phẩm.
  • Phải được cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành cấp phép “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” với mỗi lô hàng muốn nhập khẩu.
  • Bên cạnh đó, các thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,… phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc tờ giấy chứng nhận của y tế theo quy định Chính phủ đưa ra.

Phương thức kiểm tra quy định an toàn nhập khẩu thực phẩm

kiểm tra nhập khẩu thực phẩm
kiểm tra nhập khẩu thực phẩm

1. Phương thức kiểm tra chặt: (chi tiết tại Điều 5 Thông tư 28/2013/TT-BCT)

Kiểm tra chặt là lấy mẫu xác suất hoặc lấy tại các điểm nghi ngờ (đủ lượng mẫu tối thiểu) để kiểm nghiệm, đánh giá toàn diện an toàn thực phẩm đối với tất cả các lô sản phẩm của cùng lô hàng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Cơ quan kiểm tra được báo hoặc biết chỗ nhập khẩu thực phẩm là từ một cơ sở chế biến ở nước ngoài và địa điểm là nằm trong khu vực có nguồn ô nhiễm hoặc mầm bệnh gây hại hoặc thậm chí nguy hiểm lây sang cho con người.
  • Lần nhập khẩu thực phẩm trước đã không đạt yêu cầu.
  • Bị Bộ Công Thương ra văn bản yêu cầu sử dụng hình thức kiểm tra chặt vì phát hiện thực phẩm đang lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây hại sức khỏe, tính mạng cho người dùng.
  • Trường hợp kiểm tra liên tiếp mẫu của hai lô hàng có kết quả đáp ứng yêu cầu nhập khẩu thì chuyến hàng tiếp theo cùng loại, cùng xuất xứ sẽ được dùng phương thức kiểm tra thông thường.

2. Phương thức kiểm tra thông thường: (quy định rõ tại Điều 6 Thông tư 28/2013/TT-BCT)

Kiểm tra thông thường là lấy mẫu xác suất đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng không nằm trong các trường hợp quy định tại các hình thức kiểm tra còn lại.

3. Phương thức kiểm tra giảm: (Điều 7 Thông tư 28/2013/TT-BCT)

Kiểm tra giảm là chỉ lấy mẫu đại diện để kiểm tra việc ghi nhãn, tính đồng nhất của lô hàng nhập khẩu (về xuất xứ, số lô) mà không phải kiểm nghiệm mẫu để đối chiếu với hồ sơ đối với thực phẩm thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Có dấu hợp quy.
  • Cùng loại, cùng nguồn gốc xuất xứ mà có chất lượng ổn định đã trải qua ít nhất hai lần kiểm tra liên tiếp hoặc đã được Bộ Công Thương xác nhận bằng văn bản đạt đủ điều kiện kiểm tra giảm.
  • Cùng loại, cùng xuất xứ với mẫu chào hàng đã kiểm tra và đáp ứng yêu cầu nhập khẩu.

4. Phương thức kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ: (chi tiết hơn tại Điều 8 Thông tư 28/2013/TT-BCT)

Kiểm tra giảm chỉ kiểm tra hồ sơ là việc rà soát, kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra, không cần phải lấy thêm mẫu sản phẩm để kiểm tra. Tuy vậy, vẫn có trường hơp lô hàng thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ vẫn có thể bị kiểm tra đột xuất bằng hình thức nào đó nếu xuất hiện dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về an toàn, chất lượng thực phẩm.

Thủ tục kiểm tra nhập khẩu thực phẩm

  1. Quy trình kiểm tra: (căn cứ vào quy định của Thông tư 28/2013/TT-BCT cụ thể là điều 11)

Thực phẩm nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định.

  • Cơ quan kiểm tra được Bộ Công Thương chỉ định phải tổ chức tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để có thể biết được cách thức kiểm tra thích hợp nhất đối với mỗi lô hàng.
  • Tổ chức lấy mẫu và kiểm tra tại địa điểm mà chủ lô hàng đã đăng ký. Trong trường hợp người đó tự động, tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi nơi tập kết trước khi cơ quan lấy mẫu kiểm tra thì Cơ quan đó sẽ gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương để có phương pháp thu hồi hoặc xử lý theo quy định.
  • Lập Biên bản lấy mẫu. Trong đó, biên bản phải có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra chung của lô hàng.
  1. Kết luận sau khi kiểm tra:

Đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện hành.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu 

  • Giấy tờ đăng ký kiểm tra thực phẩm muốn nhập khẩu.
  • Bản sao được công chứng Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về ATTP do chính Bộ Y tế hoặc cơ quan được Bộ Y tế ủy quyền cấp mà có thẩm quyền.
  • Bản sao có chứng thực hợp đồng nhập khẩu hàng hóa và phải có đi kèm là danh mục hàng hóa.
  • Bản sao được công chứng và được tổ chức, cá nhân nhập khẩu xác nhận: Hóa đơn; tờ khai hàng hóa nhập khẩu, vận đơn.
  • Trong các tình huống chỉ được kiểm tra theo hình thức kiểm tra giảm, kiểm tra giảm chỉ kiểm tra thì trong hồ sơ phải có những giấy tờ sau như: Bản sao có công chứng hoặc các giấy tờ liên quan chứng minh theo quy định pháp luật.

Bài viết trên là những bước đơn giản để nhập khẩu thực phẩm mà các doanh nghiệp đọc có thể xem xét. Nếu bạn đang quan tâm đến các thủ tục hành chính khác, tham khảo thêm bài viết trên trang luật hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây