Phân tích nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

0
652

Hoạt động đối ngoại là lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Trong thế giới hiện đại hoạt động đối ngoại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 

Hoạt động đối ngoại được quy định như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hoạt động đối ngoại

Nói ngắn gọn thì hoạt động đối ngoại là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước vối bên ngoài.

Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh… hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hôi phối hợp cùng thực hiện.

Xem thêm: Hoạt động đối ngoại và công tác lãnh sự, Quản lý hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

Nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại rất đa dạng, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trong lĩnh vực đối ngoại, Bộ ngoại giao là cơ quan thực hiện Quản lý nhà nước một cách toàn diện mà hoạt động chính trị đối ngoại là nội dung quan trọng nhất; hoạt động Quản lý nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện là mảng quan trọng nhất trong Quản lý các hoạt động đối ngoại bởi hoạt đông này giữ vai trò quyết định trong việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở thêm các cánh cửa cho nước ta hội nhập với thế giới.

Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình hội nhập kinh tế vói khu vực và thế giới nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi và nguồn lực về vôh, viện trợ phát triển, công nghê và kinh nghiệm Quản lý phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại chù yếu do Bộ công thương và Bộ kế hoạch và đầu tư tiến hành. Vì vậy, nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại được thể hiện tập trung nhất thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao, Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư.

Nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện

Chức năng của Bộ ngoại giao

Bộ ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, cộng đổng người Việt Nam ở nước ngoài, kí kết và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, Quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; hướng dẫn, Quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao của Nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam.

Nhiệm vụ của bộ ngoại giao

Bộ ngoại giao Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy đàng kí của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực luật hành chính, hãy tham khảo tại: Luật hành chính việt nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây