Phân loại cấu thành tội phạm

0
16

Phân loại cấu thành tội phạm cơ bản. Tuy nhiên, khái niệm CTTP cơ bản thường chỉ được sử dụng khi cần phân biệt với các CTTP khác còn trong trường hợp bình thường, khái niệm CTTP luôn được sử dụng với nghĩa là CTTP cơ bản. Như vậy, phân loại CTTP được hiểu có thể là phân loại CTTP thành CTTP cơ bản và các CTTP khác. Cách phân loại thứ hai là phân loại các CTTP cơ bản.

1- Phân loại CTTP thành CTTP cơ bản và CTTP khác

Trong luật hình sự, do tính đa dạng của tội phạm, có thể có nghĩa dấu hiệu cụ thể nào đó chỉ có ở một CTTP. Dấu hiệu cụ cụ thể. Trước hết, nhà làm luật xây dựng cho mỗi tội phạm một CTTP cơ bản. Nội dung trình bày về CTTP tại mục 2 là về CTTP cơ bản. Đó là CTTP gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định, thể hiện tính nguy hiểm của tội phạm đó và cho phép phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác cũng như với trường hợp chưa phải là tội phạm. Trên cơ sở CTTP cơ bản, nhà làm luật căn cứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm ở từng tội phạm, có thể xây dựng một hoặc nhiều CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Những CTTP này bao gồm những dấu hiệu của CTTP cơ bản và những dấu hiệu bổ sung, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng hoặc giảm so với trường hợp bình thường. Trong BLHS Việt Nam, các loại CTTP của tội phạm cụ thể được quy định trong cùng điều luật. Ba loại CTTP phản ánh ba loại trường hợp phạm tội có sự khác nhau đáng kể về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.(1)

Xem thêm: Phân tích khái niệm và các loại đồng phạm

Xem thêm: Ngành luật hình sự 

2- Khái quát CTTP:

– CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội khác cũng như cho phép phân biệt với trường hợp chưa phải là tội phạm. Ví dụ: CTTP quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS. CTTP này bao gồm những dấu hiệu cho phép phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội chiếm đoạt khác cũng như với trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàị sản chưa phải là tội phạm mà mới chỉ là vi phạm. CTTP cơ bản thường được gọi tắt là CTTP.

  CTTP tăng nặng là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Những dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Như vậy, CTTP tăng nặng là tổng hợp CTTP cơ bản với dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Ví dụ: CTTP được quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS (là CTTP cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) kết hợp với dấu hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 174 BLHS tạo thành CTTP tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    CTTP giảm nhẹ là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Những dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Như vậy, CTTP giảm nhẹ là tổng hợp CTTP cơ bản với dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ. Ví dụ: CTTP được quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS (là CTTP cơ bản của tội phản bội Tổ quốc) kết hợp với dấu hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 108 BLHS tạo thành CTTP giảm nhẹ của tội phản bội Tổ quốc.

Bảo vệ người làm chứngĐể phân loại tội phạm có một cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra có thể có một hoặc nhiều CTTP tăng nặng hay giảm nhẹ.(1) Những dấu hiệu có thêm trong CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ. Ví dụ: Cướp tài sản trong trường hợp bình thường (thoả mãn CTTP cơ bản) bị áp dụng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù (khoản 1 Điều 168 BLHS); cướp tài sản trong trường hợp tăng nặng (thoả mãn CTTP tăng nặng) bị áp dụng khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù (khoản 2 Điều 168 BLHS) hoặc khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù (khoản 3 Điều 168 BLHS) hoặc khung hình phạt từ 18 đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4 Điều 168 BLHS).

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung – Đại học luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây