Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

0
695

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương là quy định liên quan đến vấn đề quản lý bộ máy hành chính. Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia, điều hành mọi mặt đời sống xã hội trên một đơn vị lãnh thổ trong giới hạn thẩm quyền nhất định theo pháp luật.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nội dung các nguyên tắc 

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương gồm:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính

Phân tích các nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương

Nguyên tắc tập quyền

Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây (tập quyền xã hội chủ nghĩa). Tập quyền nghĩa là quyền lực nhà nước tập trung vào một nơi, một cá nhân, một cơ quan.

Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện ở chỗ quyền ra quyết định được tập trung tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan này có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước mà không có sự tham gia hoặc tham gia rất ít của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước

Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước (nguyên tắc phân quyền)

Một là, quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp… và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền.

Hai là, giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… còn có sự kiềm chế, đối trọng, chế ước lẫn nhau theo phương châm không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát từ phía cơ quan khác.

Nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật (nguyên tắc pháp chế)

Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không thể được tiến hành một cách tuỳ tiện, độc đoán theo ý chí cá nhân của người cầm quyền mà phải dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này ở các nhà nước tư sản không hoàn toàn nhất quán mà có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân

Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nhà nước đương đại.

Trong các xã hội trước đây, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà nước. Nhà nước có quyền quyết định tối cao mọi vấn đề của đất nước, người dân bị coi như “bề tôi” của nhà nước, được gọi là thần dân, họ phải phục tùng nhà nước một cách tuyệt đối. Trong xã hội hiện đại, chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân là người chủ tối cao của đất nước, là người thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước. Nhân dân có quyền quyết định tối cao các vấn đề quan trọng của đất nước, nhà nước phải phục tùng các quyết định của nhân dân.

Ở các nhà nước khác nhau, nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân được nhận thức và thực hiện với những mức độ, phạm vi khác nhau. Tại Việt Nam, chủ quyền nhân dân đã trở thành một nguyên tắc hiến định với nội dung:

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ. ở các nước xã hội chủ nghĩa, một mặt luôn coi trọng mở rộng dân chủ, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò chỉ đạo, lãnh đạo tập trung. Chính vì vậy, trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng cũng như hoạt động của xã hội nói chung đều luôn coi trọng nguyên tắc này.

Nguyên tắc này đòi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, một mặt phải bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của trung ương với địa phương, của cấp trên với cấp dưới và mặt khác phải mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của địa phương và cấp dưới; phải coi trọng vai trò của tập thể nhưng mặt khác phải đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo; phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp dưới nhưng luôn phải đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên; quyết định thuộc về số đông nhưng phải lắng nghe ý kiến của thiểu số…

Xem thêm:    Minh Châu Asian Luxury (Bảo Lộc) khai trương ‘mùa Covid’: cơ quan chức năng kết luận vội vàng, báo chí đưa tin thiếu chính xác

Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của đảng cầm quyền

Trong xã hội đương đại, ở hầu hết các nước trên thế giới, nhà nước đều chịu sự lãnh đạo của một đảng phái hoặc một liên minh các đảng phái chính trị nhất định. Ở các nước tư bản, mỗi cuộc bầu cử nghị viện (quốc hội) thực chất là một cuộc chạy đua giữa các đảng phái chính trị để giành quyền lãnh đạo nhà nước. Tuy nhiên, một số nước thường có truyền thống hai đảng thay nhau cầm quyền, ví dụ, ở Mỹ, hai đảng đó là Dân chủ và Cộng hoà, còn ở Anh thì đó là hai đảng Lao động và Bảo thủ; vì thế, các chính sách của các nhà nước ttên về cơ bản chịu sự chi phối của các đảng này.

 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây