Việt kiều có được cấp thẻ căn cước công dân không?

0
363

Việt Kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.Việt Kiều hay còn  được gọi là kiều bào, là từ sử dụng trong đời sống để chỉ những người Việt Nam đang định cư ngoài và người gốc Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài một thời gian lâu rồi

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Việt kiều được hiểu như thế nào?

Việt Kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.Việt Kiều hay còn  được gọi là kiều bào, là từ sử dụng trong đời sống để chỉ những người Việt Nam đang định cư ngoài và người gốc Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài một thời gian lâu rồi

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, căn cứ theo khoản 3 điều 3 Luật quốc tịch sửa đổi 2014 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, căn cứ theo khoản 4 điều 3 Luật quốc tịch sửa đổi 2014 Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Xem thêm: Xin phiếu lý lịch tư pháp ở nơi đăng ký tạm trú có được không?

Cách xử lý khi bị đăng tải hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội

Việt kiều có được cấp căn cước công dân không ? 

Căn cứ Điều 2 Luật căn cước công dân 2014 quy định đối tượng áp dụng để cấp thẻ căn cước công dân cụ thể như sau:

“Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”.

Mặt khác theo quy định của Điều 19 Luật căn cước công dân sửa đổi 2014 thì các đối tượng sau được cấp thẻ căn cước công dân cụ thể như sau:

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân”

Như vậy, nếu người Việt Kiều còn quốc tịch Việt Nam và từ 14 tuổi trở lên thì sẽ đủ điều kiện được cấp thẻ căn cước công dân.

Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân cho Việt kiều?

Việt kiều phải tới đâu để xin cấp thẻ Căn cước công dân?

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Giấy tờ cần có để được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân, Việt kiều cần có những giấy tờ sau để được xin cấp thẻ Căn cước công dân:

-Tờ khai theo quy định

– Trường hợp Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh, sổ tạm trú…

Làm thẻ Căn cước công dân mất  bao lâu?

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được quy định như sau:

– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây