Tổng hợp các mức phạt hành chính về pháo nhân dịp tết

0
92

Tết âm lịch đang đến rất gần bởi vậy mà các hành vi mua bán và sử dụng pháo trái phép cũng có dấu hiệu ngày một gia tăng. Rất nhiều cá nhân phạm tội và phải chịu trách nhiệm pháp lý nặng nề đối với hành vi sử dụng trái phép pháo do phần lớn không nắm chắc các quy định về phạt hành chính về pháo. Vậy người dân được phép sử dụng loại pháo nào? Quy định đối với mức phạt hành chính về pháo hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề đối với mức phạt hành chính về pháo theo quy định của pháp luật hiện hành. 

phạt hành chính về pháo
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân biệt pháo nổ và pháo hoa như thế nào? 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì quy định về pháo như sau:

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Tham khảo thêm bài viết về quyết định xử phạt hành chính

Người dân được phép sử dụng loại pháo nào? 

Căn cứ theo quy định ở điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì người dân được phép sử dụng loại pháo hoa trong dịp tết, cụ thể như sau:

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
  2.  Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Ngoài ra, theo khoản 1 điều 5 Nghị định này đã quy định về hành vi nghiêm cấm người dân thực hiện nghiên cứu, chế tạo, mua bán và sản xuất, nhập khẩu hay tàng trữ trái phép, chiếm đoạt pháo nổ. Ngoại trừ trường hợp đó là các doanh nghiệp, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, xuất nhập khẩu, cung cấp và vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định của pháp luật hiện hành. Tham khảo thêm bài viết về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

phạt hành chính về pháo
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mức xử phạt hành chính về pháo theo quy định của pháp luật hiện hành 

Mức xử phạt hành chính về pháo được quy định tại điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với  hành vi Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
      • Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
      • Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
      • Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.
  • Hình thức xử phạt bổ sung và Biện pháp khắc phục hậu quả.

Trên đây là các quy định của pháp luật hiện hành về mức phạt hành chính về pháo. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn các kiến thức pháp luật bổ ích. Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề pháp luật hành chính khác, tham khảo thêm các bài viết khác trên trang luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây