Biện pháp đối kháng là gì?

0
535

Biện pháp đối kháng là biện pháp được thực hiện bởi quốc gia bị thiệt hại chống lại quốc gia sai phạm mà nếu trong hoàn cảnh bình thường các biện pháp này được xem là vi phạm nghĩa vụ pháp lý quốc tế.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Biện pháp đối kháng là gì?

Luật pháp quốc tế là một hệ thống phi tập trung, không có cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thống nhất với thẩm quyền phổ quát đối với các quốc gia. Với đặc trưng như thế, việc cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp đối kháng chống lại quốc gia sai phạm là hợp lý và cần thiết. Điều 49 – 54 ARSIWA quy định về điều kiện và giới hạn pháp lý cho việc áp dụng biện pháp đối kháng.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Biện pháp đối kháng là biện pháp được thực hiện bởi quốc gia bị thiệt hại chống lại quốc gia sai phạm mà nếu trong hoàn cảnh bình thường các biện pháp này được xem là vi phạm nghĩa vụ pháp lý quốc tế.

– Nhằm mục đích buộc quốc gia vi phạm phải tuân thủ nghĩa vụ chịu trách nhiệm pháp lý (như nghĩa vụ khắc phục hậu quả),

– Có tính chất tương xứng với thiệt hại và quyền bị ảnh hưởng,

– Là biện pháp khả dĩ cuối cùng để buộc quốc gia sai phạm chịu trách nhiệm.

Biện pháp đối kháng phải nhằm vào quốc gia sai phạm và phải chấm dứt khi quốc gia sai phạm đã tuân thủ các nghĩa vụ chịu trách nhiệm.

Biện pháp đối kháng không được ảnh hưởng đến nghĩa vụ cấm sử dụng vũ lực, bảo vệ các quyền con người cơ bản, các nghĩa vụ có tính chất nhân đạo cấm trả đũa, và các nghĩa vụ theo quy phạm jus cogens khác. Nói cách khác, biện pháp đối kháng sẽ được xem là vi phạm luật quốc tế nếu trái với các vi phạm trên, ví dụ như đối kháng bằng vũ lực trái Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc hay đối kháng lại vi phạm của một bên về bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang bằng việc thực hiện hành vi tương tự đối với dân thường của quốc gia đối địch.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây