Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

0
276

Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực kể từ năm 2016. Vậy để được cấp thẻ căn cước công dân, bạn phải thực hiện những thủ tục gì và trình tư ra sao? 

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân năm 2014

Thông tư 11/2016/TT-BCA ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân (khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014).

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014).

Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân

Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân được quy định tại Điều 22 Luật Căn cước công dân năm 2014 và được hướng dẫn tại Thông tư 11/2016/TT-BCA ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân và Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân. Cụ thể, cấp thẻ căn cước công dân thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong tờ khai căn cước công dân với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.

Trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu;

Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.

Trường hợp công dân chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 07/2016/TT-BCA.

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ căn cước công dân theo quy định.

Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ căn cước công dân.

Bước 5: Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.
Nơi trả thẻ căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại tờ khai căn cước công dân.

Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Có liên quan

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hành chính nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây