Tổ chức lực lượng điều tra theo nhóm và chỉ đạo điều tra vụ án hình sự

0
14
  1. Tổ chức lực lượng điều tra vụ án theo nhóm

Trong thực tiễn điều tra, tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng vụ án mà có thể tổ chức cho một nhóm hay một điều tra viên tiến hành điều tra một vụ án cụ thể.

Trường hợp vụ án do một điều tra viên tiến hành điều tra thì trình tự cơ bản như luật định. Trong trường hợp do một nhóm điều tra viên tiến hành điều tra thì có thể tổ chức như sau:

(i) Nhóm điều tra được thành lập để tiến hành điều tra toàn bộ vụ án và đôi khi có thể chỉ tiến hành một hoặc một số hoạt động điều tra phức tạp. Thành phần của nhóm điều tra có thể thay đổi trong quá trình điều tra vụ án cho phù hợp với thực tế.

(ii) Số lượng của nhóm điều tra phụ thuộc vào số các giả thuyết phải kiểm tra, số lượng người phải truy cứu trách nhiệm hình sự, số lượng các hoạt động điều tra và các hoạt động nghiệp vụ khác phải tiến hành.

(iii) Trong nhóm điều tra bắt buộc phải có một số điều tra viên. Ngoài ra, tùy theo tính chất, đặc điểm công việc và khả năng của cơ quan điều tra mà có thêm thành viên của các lực lượng khác tham gia nhóm điều tra. Nhóm điều tra được phân chia như sau:

  • Nhóm trưởng

Nhóm trưởng do một điều tra viên giàu kinh nghiệm nhất đảm nhận, là người được phân công lãnh đạo nhóm. Công việc của nhóm trưởng là thụ lý điều tra vụ án, thống nhất lãnh đạo toàn bộ công việc điều tra, duy trì quan hệ tiếp xúc giữa các thành viên trong nhóm, tiến hành các hoạt động điều tra phức tạp nhất, phân công và quản lý công việc củạ các thành viên trong nhóm, tổ chức quan hệ với các đơn vị khác, bảo đảm những điều kiện bình thường cho nhóm hoạt động, kiểm tra công vỉệc của các thành viên khác.

  • Các thành viên của nhóm

Mỗi thành viên của nhóm có nhiệm vụ tìm hiểu diễn biến vụ án và chịu trách nhiệm về phần việc của mình được phân công. Thường xuyên tiếp xúc và trao đổi các thông tin cần thiết với các thành viên khác trong nhóm. Mỗi thành viên cũng có thể được huy động tham gia vào các hoạt động điều tra phức tạp của thành viên khác.

(iv) Khi thấy cần thiết hoặc theo lịch quy định, có thể tổ chức toàn nhóm thảo luận kết quả công việc đã làm, phân tích tài liệu, nêu những nhận định mới, bổ sung hay thay đổi kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác để làm rõ vụ án.

(v) Dựa trên cơ sở lịch làm việc chung của toàn nhóm, mỗi thành viên cần có lịch công tác riêng của mình. Trong đó cần tính tới mối quan hệ với các thành viên khác của nhóm để bảo đảm sự hài hòa công việc của bản thân cũng như toàn nhóm.

Nhóm điều tra phải chịu sự lãnh đạo của thủ trưởng cơ quan điều tra và của thủ trưởng hành chính cấp trên. Đối với những vụ án quan trọng, phức tạp, quy mô lớn thì nhóm điều tra có thể do thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra trực tiếp đảm nhận.

Phân loại người làm chứng
Secretary woman posting on office workplace.

2. Chỉ đạo điều tra vụ án hình sự

Tổ chức chỉ đạo điều tra vụ án hình sự được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và các quy phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự thì thủ trưởng cơ quan điều tra chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức điều tra và chỉ đạo mọi hoạt động của cơ quan điều tra. Thủ trưởng cơ quan điều tra có những thẩm quyền quan trọng nhất về điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra. Đồng thời, theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Cục trưởng cục trinh sát biên phòng, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trưởng đồn biên phòng; cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu; cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan, cục trưởng cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chi cục trưởng chi cục Hải quan cửa khẩu; cục trưởng cục kiểm lâm, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, hạt trưởng hạt kiểm lâm, hạt trưởng hạt phúc kiểm lâm sản; cục trưởng, chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và đội trưởng cảnh sát biển; cục trưởng, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, cảnh sát giao thông đường thuỷ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; giám thị trại tạm giam, giám thị trại giam; cục trưởng, trưởng phòng an ninh trực tiếp đấu tranh phòng chống các tội phạm được quy định tại điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cũng là chủ thể trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra theo thẩm quyền mà pháp luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định. Khi các chủ thể nói trên vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm cũng sẽ được quyền tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra.

Theo điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi được phân công điều tra vụ án hình sự, điều tra viên tiến hành các hoạt động điều tra theo luật định. Trường hợp thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan điều tra thì phải kiến nghị và xin quyết định.

Như vậy thủ trưởng cơ quan điều tra là người tổ chức chỉ đạo trực tiếp, toàn diện việc điều tra vụ án.

Tuy nhiên, việc tổ chức chỉ đạo điều tra trong thực tiễn còn bị chi phối ràng buộc bởi nhiều quy định của Đảng và Nhà nước và ngành công an, quân đội, Viện Kiểm sát. Hơn nữa tính chất, đặc điểm của vụ án, yêu cầu điều tra vụ án cũng ảnh hưởng đến tổ chức chỉ đạo điều tra.

Trường hợp điều tra vụ án do một nhóm điều tra viên tiến hành thì nhóm trưởng là người tổ chức cho nhóm điều tra thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan điều tra và các thủ trưởng cấp trên.

Để chỉ đạo điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra cần nghiên cứu vụ án, nghe điều tra viên báo cáo rồi đưa ra những nhận định, chủ trương, yêu cầu điều tra vụ án; hướng dẫn điều tra viên thực hiện các quyết định của mình.

Mặt khác, thủ trưởng cơ quan điều tra cũng cần chỉ định và tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng, phương tiện, biện pháp hỗ trợ cho quá trình điều tra cũng như mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát, toà án và các cơ quan hữu quan khác. Đây là quá trình phức tạp, đòi hỏi nỗ lực cao của thủ trưởng cơ quan điều tra mới có thể tạo được môi trường thuận lợi cho cuộc điều tra.

Ngoài ra thủ trưởng cơ quan điều tra phải thường xuyên kiểm tra công tác của điều tra viên. Những vấn đề cần quan tâm tổ chức chỉ đạo và thực hiện đúng thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan điều tra trong vụ án là: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp và hình thức xử lý vụ án, xử lý bị can trong quá trình điều tra.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây